Có nên nói thực lòng những điều này cho sếp nghe?


Trưởng bộ phận đã rất tức giận!


Ông ta giận dữ vì người quản lý truyền thông, bao gồm cả các nhân viên của ông đã tham gia vào một hành động đánh giá truyền thông mà không có sự đồng ý của ông.

> 5 nguyên tắc vàng tạo mối quan hệ tốt ở công sở > Thăng tiến đúng quy trình là như thế nào? > Cách viết email chào hàng hay và chuyên nghiệp
Ông giận dữ vì các nhân viên (khoảng 60 người tập trung thành 5 nhóm) đã có thái độ “tiêu cực” về các cuộc họp quý do ông đảm nhiệm. Nhân viên nghĩ rằng những phiên họp này sẽ hiệu quả hơn nếu: thẳng thắn hơn, cụ thể hơn, có nhiều sự tham gia hơn.


co-nen-noi-thuc-long-nhung-dieu-nay-cho-sep-nghe-1
Luôn trung thực 

Và ông ta đã rất tức giận vì tông ty của tôi đã tiến hành đánh giá và viết báo cáo. Trên thức tế, ông ta đã cho người đưa tin xem tất cả các sự chuẩn bị trước đó.

Tôi đã được triệu tập tới một cuộc họp khẩn cấp với các trưởng bộ phận và một số nhân viên khác để giải thích những phát hiện cảu chúng tôi. Mục đích là để ép tôi “thừa nhận” rằng các thông tin phản hồi là không đúng sự thật. Chỉ có điều, chúng đều là sự thật: chúng tôi báo cáo đúng sự thật những gì mà nhân viên phản ánh. Họ đã khá thích thú với khái niệm all-hands meeting, nhưng họ biết các cuộc họp có thể năng động hơn và có ý nghĩa hơn. Và giống như nhân viên ở bất cứ nơi đâu, họ có ý tưởng mà tôi nghĩ là rất hữu ích.
Thật là xấu hổ khi trưởng bộ phận lại tức giận như vậy khi lắng nghe những đề nghị hữu ích. Trong thực tế, ông đã sẵn sàng hủy bỏ tất cả các sự kiện all-hands trong tương lai rồi. Ông đã đầu tư rất nhiều thời gian và công sức vào những phiên họp như thế này, ông nói, nếu các nhân viên không đánh giá cao nó, việc gì ông
co-nen-noi-thuc-long-nhung-dieu-nay-cho-sep-nghe-2
phải tiếp tục làm gì nữa?
Trong cuộc họp, tôi cũng không nói gì nhiều. Trưởng bộ phận đã được chứng minh là ông sẽ không nghe bất cứ điều gì được hiểu theo nghĩa tiêu cực. Ông đã quen với việc “những lời chỉ trích mang tính xây dựng” đã không xuất hiện trong thời gian quá lâu.
Bị trưởng bộ phận nhìn trừng trừng, tôi đã nghĩ về những rắc rối với các feedback. Là rủi ro đấy. Bạn phải cởi mở với ý nghĩ rằng mọi người sẽ có những quan điểm có thể là quan trọng, có thể là lộn xộn, khoog hợp lý, đòi hỏi, không được đánh giá cao, và cũng rất có thể, khá là vĩ đại. Sự trung thực này có thể làm bạn khó chịu. Nó có thể khiến bạn điên tiết. Bạn muốn hỏi cho ra nhẽ.
Những gì xảy ra tiếp theo sẽ là chìa khóa. Bạn có tự nhìn nhận được bản thân mình (cái tôi của bạn), giải quyết và lắng nghe những gì người ta có thể nói? Hay là, sẽ giống như ông trưởng bộ phận, khép kín, trở nên hằn học, và trừng phạt những ai chia sẻ quan điểm của mình?
Sự thật có thể làm cho bạn mạnh mẽ. Nó có thể giúp bạn thành công. Nó thậm chí còn có thể cho bạn tự do. Nhưng chỉ khi bạn thực sự lắng nghe.


Previous
Next Post »