5 nguyên tắc vàng tạo mối quan hệ tốt ở công sở

Bạn là một dân công sở làm việc mỗi ngày 8 tiếng? Bạn thường xuyên tiếp xúc với nhà lãnh đạo, đồng nghiệp và các khách hàng? Vậy giao tiếp ứng xử như thế nào là phù hợp và đạt được hiệu quả cao nhất? Hãy tìm hiểu 5 “nguyên tắc vàng” sau đây:

> Thăng tiến đúng quy trình là như thế nào? > Cách viết email chào hàng hay và chuyên nghiệp > Những điều cần chú ý khi nộp CV online
1. Học cách ứng xử với cấp trên


5-nguyen-tac-vang-tao-moi-quan-he-tot-o-cong-so-1
Ứng xử với cấp trên là điều hết sức quan trọng
Dù muốn dù không thì đó vẫn là sếp của bạn. Trong mọi tình huống giao tiếp, ứng xử với cấp trên bạn nên giữ thái độ bình tĩnh, tự tin khi trình bày những quan điểm của mình. Tuy nói vậy, người ta nói “giận quá mất khôn”, khi gặp bất đồng với sếp về quan điểm hay công việc bạn hãy cư xử thật khéo léo và góp ý sếp một cách tế nhị, tránh gây bất hòa cãi vã với sếp khi ý kiến của bạn không được chấp nhận. Điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh của bạn, thậm chí nếu tệ hơn bạn sẽ vào “danh sách đen” của sếp từ đó con đường thăng tiến của bạn hẹp dần. Để trở thành một nhân viên được sếp tin cẩn và đánh giá cao bạn cũng nên trình bày thẳng thắn, rõ ràng các chính kiến của mình trong công việc. Hãy tiến hành thực hiện công việc với sếp của bạn trên tinh thần cùng hợp tác và phát triển.
2. Tôn trọng đồng nghiệp


5-nguyen-tac-vang-tao-moi-quan-he-tot-o-cong-so-2
Cần có sự tôn trọng đồng nghiệp
Một ngày bạn làm việc 8 tiếng, người bạn sẽ thường xuyên tiếp xúc đó chính là đồng nghiệp. Vậy nên bạn cần thiết lập những mối quan hệ trên cơ sở xây dựng và tôn trọng lẫn nhau, cùng nhau hợp tác xây dựng các dự án của công ty Tránh tình trạng xem mình “ta đây giỏi hơn” bạn sẽ khó tìm được tiếng nói chung với họ trong công việc. Ngược lại, bạn cũng không nên quá tự ti bản thân mình về trình độ và chuyên môn so với đồng nghiệp điều này sẽ khiến bạn dễ chán nản và làm sa sút chất lượng công việc. Hãy xem những người đồng nghiệp của mình như những người bạn đồng hành cùng nhau chia sẻ công việc và tận hưởng thành công. 
3. Tạo mối quan hệ tốt với cấp dưới


5-nguyen-tac-vang-tao-moi-quan-he-tot-o-cong-so-3
Nếu bạn là sếp thì cần tạo mối quan hệ tốt với cấp dưới
Cấp dưới chính là những công sự đắc lực giúp bạn hoàn thành tốt mọi công việc được cấp trên giao phó. Vì thế, xây dựng mối quan hệ tốt với cấp dưới cũng rất quan trọng. Cần tạo cho họ niềm tin và giúp họ có một nguồn năng lượng tràn đầy để có thể bắt đầu công việc.Tuy nhiên, bạn nên tránh thái độ ra lệnh, quát mắng cấp dưới nếu không “giọt nước bàn ly” một ngày nào đó họ sẽ “tạo phản”. Nhưng không phải vì thế mà bạn dung túng họ, bạn cần có những quy định nghiêm khắc để nhân viên của bạn có thể hoàn thành công việc đúng với thời hạn quy định.
4. Tránh những đề nghị không phù hợp với chuyên môn


5-nguyen-tac-vang-tao-moi-quan-he-tot-o-cong-so-4
Tránh những đề nghị không đúng chuyên môn
Như đã nói, một ngày bạn cũng chỉ có 8 tiếng để làm việc tại công sở mà thôi, vì thế bạn phải tận dụng tối ưu thời gian đó. Không nên quá “ôm đồm” công việc vào mình hoặc nhận quá nhiều lời nhờ vả giúp đỡ từ đồng nghiệp mà bạn cảm thấy điều đó không phù hợp với bạn. Nên biết nói từ chối một cách khéo léo và tế nhị nhất có thể.
5. Hay “buôn dưa lê” về chuyện của người khác


5-nguyen-tac-vang-tao-moi-quan-he-tot-o-cong-so-5
"Buôn dưa lê" sau lưng đồng nghiệp
Một trong những điều tối kỵ nhất nơi công sở là bàn tán chuyện của người khác. Trò chuyện giải tỏa căng thẳng sau những giờ làm việc là tốt nhưng không đồng nghĩa với việc phải nói chuyện riêng tư của người khác, nhất là chuyện của sếp. Sẽ là một thảm họa đối với bạn nếu như sếp biêt chuyện bạn “buôn dưa lê” mà đối tượng lại là họ.
Giả sử nếu như có ai đó tâm sự những điều thầm kín nhất với bạn, bạn cũng không nên kể lại cho bất kỳ ai, hãy giữ đó là điều bí mật giữa bạn và người đồng nghiệp kia mà thôi. Một trong những điều tối kỵ nhất nơi công sở là bàn tán chuyện của người khác. Trò chuyện giải tỏa căng thẳng sau những giờ làm việc là tốt nhưng không đồng nghĩa với việc phải nói chuyện riêng tư của người khác, nhất là chuyện của sếp

Previous
Next Post »