TẠI SAO NHIỀU NGƯỜI LAO ĐỘNG VẪN LUÔN CHẤP NHẬN SỰ BẤT HỢP LÝ TRONG HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG?
Có những nguyên nhân được giải thích sau:
- NLĐ cũng… thấy cái lợi trước mắt như… Chủ DN. Nếu họ không được kí hợp đồng mà vẫn được làm việc thì cái lợi trước mắt là họ không bị trừ tiền trích nộp BHXH (10,5% thời điểm 07/2014). Có những NLĐ lương năm ba triệu 1 tháng mà bị trừ ba đến năm trăm ngàn đồng 1 tháng họ cảm thấy tiếc số tiền này lắm.
- “Đóng ít cũng được, miễn sao có đóng là được!” quan niệm này vẫn còn tồn tại vì “đóng ít trừ ít, đóng nhiều trừ nhiều, biết có làm lâu không mà mong lãnh bảo hiểm kia chứ!”
- “Đóng hay không đóng chưa quan trọng, quan trọng trước mắt là kiếm cái thu nhập cái đã” Tâm lý này xuất hiện ở những người có chuyên môn và trình độ cao, họ lỡ sa cơ nên mất công việc như mơ, giờ xin đại vô 1 công ty nào đó, làm đỡ dăm vài tháng hoặc 1, 2 năm rồi tính tiếp
>>> Sở dĩ xuất hiện những trường hợp trên là vì những NLĐ đó khi bước chân vào những DN đó, họ không được thoả mãn với nguyện vọng của mình lắm, không được DN đối xử tốt, không thấy được tôn chỉ khả quan của DN… Nên khi DN có những chính sách bất hợp lý họ cũng không màng đấu tranh quyền lợi cho mình, trong tư tưởng họ nghĩ: “ôi, thưa kiện chi vô ích, không thay đổi được đâu, lỡ họ nghĩ mình chống đối rồi cho nghỉ làm thì rách việc(!)”
DOANH NGHIỆP LỢI GÌ KHI KHÔNG KÝ HOẶC CHẬM KÝ HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG?
Thật ra chẳng lợi gì mà còn thiệt nữa! Bởi khi không kí hoặc chậm ký hợp đồng mà DN vẫn để người LĐ làm việc thì họ vẫn phải trả tiền lương hàng tháng cho người lao động. Trong khi theo quy định thì tiền lương này chỉ được khấu trừ thuế TNDN khi DN có chứng từ chứng minh rằng họ có hợp đồng với NLĐ và đã trả lương cho NLĐ. Đàng này không ký HĐ thì không có chứng từ. Thực tế là các cơ quan thuế đã không làm đúng quy định và chức trách của mình khi vẫn chấp nhận bảng lương làm cơ sở để khấu trừ thuế TNDN (trong khi bảng lương phải đi kèm với HĐLĐ để chứng tỏ rằng NLĐ có trong bảng lương đã được kí kết HĐLĐ.)
TẠI SAO VẪN TỒN TẠI BẤT HỢP LÝ TRONG HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG?
Người quyết định các mức lương, chế độ bảo hiểm và chính sách công ty trong DN là Chủ tịch HĐQT, là giám đốc điều hành, thế nhưng vì cái lợi trước mắt hoặc vì sự thiếu am tường pháp luật lao động nên họ quyết định chưa đúng.
Nhưng nguyên nhân chính cũng là do bộ phận quản lý nhân sự, bộ phận phụ trách công đoànchưa làm tốt công tác tham mưu hoặc làm sai nhiệm vụ của mình:
- Có thể họ nhu nhược, sợ mích lòng đồng nghiệp, sợ phản ánh góp ý cấp trên;- Có thể họ không đặt mình vào quyền lợi của người khác trong lúc vị trí mình đang được đảm bảo, được ưu đãi hơn;
- Cũng có thể họ được may mắn làm ở vị trí hơn mong đợi dù không có chuyên môn công việc đang đảm nhận.
Nhưng nguyên nhân chính cũng là do bộ phận quản lý nhân sự, bộ phận phụ trách công đoànchưa làm tốt công tác tham mưu hoặc làm sai nhiệm vụ của mình:
- Có thể họ nhu nhược, sợ mích lòng đồng nghiệp, sợ phản ánh góp ý cấp trên;- Có thể họ không đặt mình vào quyền lợi của người khác trong lúc vị trí mình đang được đảm bảo, được ưu đãi hơn;
- Cũng có thể họ được may mắn làm ở vị trí hơn mong đợi dù không có chuyên môn công việc đang đảm nhận.
Và trên hết, nguyên nhân vĩ mô đó là các cấp quản lý chính sách lao động – bảo hiểm: thanh tra lao động, cơ quan BHXH, toà án ND… Các cơ quan này trong quá trình thực hiện/thực thi pháp luật họ thừa biết những sai phạm trong các doanh nghiệp, hoặc là họ nhận phong bì rồi bao che, dung túng sai phạm; hoặc là họ cả nể làm qua loa chức trách cho khoẻ. Trong tư tưởng của một bộ phận không nhỏ luôn nghĩ rằng: nếu ta làm nghiêm thì chẳng những gặp rắc rối hoại não (chẳng hạn: phải am tường pháp luật, phải truy nạp kiến thức chuyên môn…) mà còn không được tiền lót tay, “thôi bằng thiệt cho ai không biết mà lợi cho ta cái đã(!)”
HỆ QUẢ CỦA THỰC TRẠNG HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG BẤT HỢP LÝ
- NLĐ bị thiệt thòi quyền lợi nếu chẳng may bị tai nạn lao động, bị thất nghiệp, bị nghỉ việc; nếu hưởng thai sản hoặc sau này hưởng hưu trí… vì các tỷ lệ lãnh bảo hiểm xã hội đều ứng với tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội ghi trong mức lương của HĐLĐ, nghĩa là đóng nhiều thì được hưởng nhiều.
- DN bị thiệt thòi khi NLĐ không nhiệt tình làm việc vì NLĐ lúc này đã mang tư tưởng “Tiền nào Của đó”; khi đó năng suất lao động giảm sút kéo theo lợi nhuận DN cũng giảm sút.
- DN bị thiệt thòi khi NLĐ không nhiệt tình làm việc vì NLĐ lúc này đã mang tư tưởng “Tiền nào Của đó”; khi đó năng suất lao động giảm sút kéo theo lợi nhuận DN cũng giảm sút.
Theo phân tích chủ quan, người viết thấy rằng 1 sản phẩm làm ra có giá trị thặng dư là 10đ thì lương NLĐ được hưởng là 3đ; nghĩa là NLĐ thường đem lợi nhuận cho DN gấp 3 lần trở lên tiền công của họ. Và nếu NLĐ làm việc đúng năng suất thì sản phẩm luôn cao hơn gấp rưỡi so với làm việc chểnh mãng lấy rồi. Trong khi nếu DN trích đóng tiền BHXH đúng quy định cho NLĐ thì cái tỷ lệ từ 0-22% của mức lương NLĐ thì rất là nhỏ nhoi so với tỷ lệ hơn 3 lần giá trị thặng dư NLĐ đem lại cho DN việc này chắc chắn khả thi nếu DN làm đúng quy định pháp luật và tạo môi trường làm việc tốt cho người lao động.
Việc làm nhân sự tại iconicJob.vn
EmoticonEmoticon