6 loại lương người lao động được lãnh

CÁC LOẠI LƯƠNG MÀ NGƯỜI LAO ĐỘNG LÃNH

- Tiền lương:
1. Tiền lương là khoản tiền mà người sử dụng lao động – NSDLĐ trả cho người lao động để thực hiện công việc theo thỏa thuận.
Tiền lương bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác. Mức lương của người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định. (182/2013/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với người lao động từ 1/1/2014)
2. Tiền lương trả cho người lao động căn cứ vào năng suất lao động và chất lượng công việc.
3. Người sử dụng lao động phải bảo đảm trả lương bình đẳng, không phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau. (Điều 90 -Bộ luật lao động 2012)
- Lương Cơ Sở (trước đây gọi là lương tối thiểu chung): Là mức lương chuẩn dành cho các đơn vị hành chính và sự nghiệp chưa bao gồm các khoản phụ cấp và chưa xét theo thang bậc/ngạch lương. Ví dụ những người là cán bộ. công chức, viên chức có mức lương cơ sở từ 1/7/2013 là1.150.000đ/tháng (6/2013/NĐ-CP Quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang)
- Lương Cơ Bản (tên gọi nôm na trong lĩnh vực lao động tiền lương): là mức lương ứng với từng chuyên môn, chức vụ không bao gồm phụ cấp, trợ cấp. Ví dụ: người làm công việc tài xế có mức lương CB là 4.000.000đ/tháng
- Lương Chính (đây là tên gọi thông thường trong doanh nghiệp): Là lương bao gồm lương Cơ bản ứng với từng chức danh công việc và phụ cấp nếu có. Ví dụ: ứng với chuyên môn là Nhân viên thủ kho, có mức lương bậc 1 là 3.000.000đ + phụ cấp điện thoại là 300.000đ; vậy lương chính của NV này là 3.300.000đ/tháng
- Lương đóng bảo hiểm xã hội: là mức lương ghi trong hợp đồng lao động – HĐLĐ, mức lương ghi trong HĐLĐ theo quy định là gồm các khoản tiền công và phụ cấp mà người lao động – NLĐ được nhận. Nhưng thực tế trong HĐLĐ, các doanh nghiệp – DN đều chỉ ghi mức lương CB hay lương chính, còn các khoản phụ cấp thì nói chung chung hoặc không đề cập đến.
- Lương Gross: là tổng các khoản thu nhập mà người lao động được nhận (bao gồm lương CB, phụ cấp, trợ cấp, hoa hồng…); Đây là loại lương mà người lao động thường quan tâm khi phỏng vấn xin việc.
- Lương Net: là khoản lương Gross trừ đi các khoản bảo hiểm, thuế thu nhập cá nhân, hoặc tiền ứng trong tháng, hoặc các khoản phải được khấu trừ của người lao động. Ví dụ: Anh NVA có mức lươngGross là 18.000.000 thì lương Net còn lại là: 15.649.000đ/tháng
6-loai-luong-nguoi-lao-dong-duoc-lanh-1

Theo cách tính lương trong lĩnh vực lao động, người ta sử dụng thuật ngữ “gross” để chỉ tổng thu nhập mà NLĐ nhận chưa trừ các khoản theo quy định của quy chế cty (nhà thuê, xăng xe…) và pháp luật (Bhxh, thuế Tncn…). Thuật ngữ “net” để chỉ thu nhập còn lại sau khi đã trừ các khoản trên.
Tóm lại khi chưa thốg nhất Gross và Net thì Người sử dụng LĐ nên trả lương NLĐ theo thỏa thuận trog HĐLĐ với các khoản tiền công, tiền làm thêm, tiền thưởng, hoa hồng, phụ cấp, trợ cấp… ĐÂY GỌI LÀ LƯƠNG GROSS
Sau đó bộ phận kế toán sẽ phải trừ các nghĩa vụ tài chính theo quy định pháp luật gồm 10.5% lương đóng Bhxh + tỷ lệ thuế TNCN nếu thu nhập còn lại trên mức 9t + 3,6t*số người phụ thuộc + 1% phí công đoàn (nếu là đoàn viên) + các khoản khác thì NĐLĐ thỏa thuận với NLĐ… sô tiền còn lại GỌI LÀ LƯƠNG NET. (thời điểm 02/2015)
*** VÍ DỤ cách tính lương GROSS cho NLĐ sau khi đã thoả thuận trả lương NET:
GROSS – X% * GROSS = NET (Trong đó “X” là tỷ lệ % khoảng trừ trên lương đóng BHXH = 10.5% năm 2016)
Giả sử người LĐ có lương Net là 7 triệu/tháng, thì lương Gross của họ được tính như sau:
Gross – 10.5%*Gross = 7 000 000
Gross = 7 triệu /89.5% = 7 triệu 821.2
6-loai-luong-nguoi-lao-dong-duoc-lanh-2

LƯƠNG THEO HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG

- Doanh nghiệp công lập (hoặc là hành chính/sự nghiệp/vũ trang/quốc doanh):  Khi lập HĐLĐ họ thường ghi chi tiết về lương gồm:
+ Lương cơ sở: 1.150.000đ
+ Hệ số lương (VD: 2,34);
+ Bậc lương: 1;
+ Phụ cấp độc hại: 200.000đ;
+ PC chức vụ 1 – Phó phòng tài vụ: 700.000đ;
+ PC CV2 – Chủ tịch công đoàn: 500.000đ…
Theo đó người lao động sẽ đối chiếu từ thang bảng lương và lương CS hoặc Lương tối thiểu vùng của ngành mình ứng tuyển theo quy đinh nhà nước để ra mức lương Net cho mình.
Doanh nghiệp ngoài công lập (Doanh nghiệp FDI, công ty TNHH, DNTN, hoặc cơ sở SX…):
Đa số các doanh nghiệp né tránh các điều khoản chi tiết của luật lao động khi lập HĐLĐ. theo đó, họ chỉ ghi Lương cơ bản hoặc Lương chính (VD: 3.300.000đ/tháng); còn các khoản phụ cấp, tiền thưởng thì ghi chung chung:
+ Lương CB: 3.300.000
+ Các khoản phụ cấp và thưởng tháng 13 theo quy định của công ty.
+ Thời gian tăng lương là 1 năm tuỳ theo tình hình phát triển của công ty.
Trong khi đó bảng lương, bảng phụ cấp, tỷ lệ tăng lương của công ty thì 10 doanh nghiệp hết 9 doanh nghiệp không hề niêm yết công khai.
Previous
Next Post »