Trách nhiệm của công ty với Bảo hiểm xã hội (BHXH)

CÓ PHẢI DOANH NGHIỆP NÀO CŨNG NÉ TRÁNH VIỆC ĐÓNG BẢO HIỂM XÃ HỘI CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG?

- Không phải vậy! Thường thì bên hành chánh/sự nghiệp/vũ trang, thủ trưởng các đơn vị không phải là người trực tiếp trả lương mà là tổ chức quản lý cán bộ/viên chức/chiến sĩ (Ví dụ: công chức cấp xã phường tổng hợp lương bởi NV kế toán cùng cấp dưới việc quản lý tiền lương bởi phòng nội vụ và được phát lương từ phòng tài chính của cấp quận huyện…) Do đó những khoản trích đóng bảo hiểm được thực thi nghiêm chỉnh theo quy định pháp luật. Bởi chẳng ai trả lương cho ai mà chính là ngân sách nhà nước do nhân dân đóng góp trả cho họ; Nghĩa là nhãn tiền người nhận lương hay người làm lương chẳng ai lợi ai và cũng chẳng ai thiệt ai!
Cụ thể quy định tiền đóng BHXH theo luật BHXH 2006, Luật thuế thu nhập cá nhân 2007/SĐBS 2012 thì người lao động sẽ trích đóng 10,5% trên tổng lương (Lương Gross – LG); Người Sử dụng lao động (ở đây là ngân sách nhà nước) góp 22%*Lương
- Nói như vậy không có nghĩa là những doanh nghiệp ngoài quốc doanh lại có sự thiệt hơn khi trả lương cho người lao động nếu làm đúng quy định về bảo hiểm xã hội?
Thưa rằng không hoàn toàn như vậy. 
Vì theo luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008/SĐBS 2013, Luật lao động 2012; thì doanh nghiệp được phép khấu trừ những khoản chi hợp lý gồm: tiền trích đóng bảo hiểm xã hội, tiền chăm lo lao động nữ… trong việc kê khai thuế TNDN (22% của lợi nhuận). Dĩ nhiên, nếu tính toán chi li thì khoản tiền không đóng (Phần đóng của NSDLĐ: 22% lương gross) thì đó là phần lợi nhuận chịu thế dù trước mắt DN nghiệp nghĩ rằng mình sẽ “ẵm trọn”(?); còn nếu đóng 22% đó là phần lợi nhuận sẽ được khấu từ trên tổng lợi nhuận phải nộp thuế TNDN. Khi đó DN sẽ bị thiệt “đôi chút”.
Thuế TNDN = 22%*(DOANH THU – TẤT CẢ CHI PHÍ HỢP LÝ)
trach-nhiem-cua-cong-ty-voi-bao-hiem-xa-hoi-1

VD1:  DOANH NGHIỆP CÓ LỢI NHUẬN CHƯA KHẤU TRỪ LÀ 1,3 TỶ
a
) Trường hợp không đóng BHXH cho NLĐ 
>>> Lợi nhuận (đã trừ các chi phí khác) tháng 07/2004 của DN: 500.000.000đ
>>> Tiền lương cho NLĐ: 400.000.000đ
>>> Tiền đóng BHXH cho NLĐ (nếu DN né tránh): 0 (zêrô)
>>> Tiền thuế TNDN: 22%*(1.300.000.000-1.000.000.000) =66.000.000đ
>>> 
Lợi nhuận sau thuế: 234.000.000đ
b) Trường hợp có đóng BHXH cho NLĐ
>>> Lợi nhuận (đã trừ các chi phí khác) 01 tháng của DN: 1.300.000.000đ
>>> Tiền lương cho NLĐ: 1.000.000.000đ
>>> Tiền đóng BHXH cho NLĐ (nếu DN không né tránh): 22%*1,000.000.000= 220.000.000đ
>>> Tiền thuế TNDN: 22%*(1.300.000.000-1.000.000.000-220.000.000) =17.600.000đ
>>> Lợi nhuận sau thuế: = 62.400.000đ
VD2:  DOANH NGHIỆP CÓ LỢI NHUẬN CHƯA KHẤU TRỪ LÀ 4 TỶ
==> Mức tiền chênh lệch DN được hưởng khi vi phạm pháp luật là 171.600.000đ
==> Nhưng tỷ lệ lợi nhuận 
chênh lệch nhỏ dần (trường hợp làm đúng quy định so với trường hợp vi phạm pháp luật) khi doanh nghiệp làm ăn  tốt hơn, thu nhập nhiều hơn.
==> Rõ ràng khi không đóng BHXH cho NLĐ,  doanh nghiệp chỉ thấy cái lợi trước mắt là lợi nhuận sẽ không bị cắt xén đi. Chứ họ không thấy hoặc được cái hại tiềm ẩn và lâu dài là NLĐ không mấy thiện cảm với chủ DN, không muốn cống hiến tài năng, không nhiệt tình trong công việc; hệ luỵ là những DN này năng suất lao động rất thấp, Giá trị thặng dư không cao. Thực trạng này thường xảy ra ở những DN nhỏ, DN Việt Nam, DN Trung Quốc, DN Đài Loan, Hàn Quốc… Còn hầu hết các DN nhà nước, DN Nhật bản và Châu Âu đều tuân thủ pháp luật VN; bởi vậy NLĐ một khi được làm việc ở những công ty có chế độ bảo hiểm tốt ấy, họ có tinh thần trách nhiệm rất cao và luôn tự hào gắn bó dài với DN.

Previous
Next Post »