TẠI SAO NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG CỦA NGƯỜI VIỆT NAM THẤP?

Đánh giá năng suất lao động

dang-gia--nang-suat-lao-dong-nguoi-viet-nam-1


Nếu ai đã từng làm việc ở các Doanh nghiệp trong và ngoài nước, điểm đặc trưng dễ nhận thấy ở các DN Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc khác với các DN Nhật Bản, Hoa Kỳ và Châu Âu là chế độ tăng ca (làm thêm giờ). Các nhà đầu tư hoặc khách hàng Nhật Bản, Hoa kỳ và Châu Âu họ không khuyến khích DN sản xuất thường xuyên tăng ca, thậm chí họ tẩy chay với nhà SX nào chuyên cho NLĐ tăng ca vì theo họ làm như vậy sẽ tạo ra những sản phẩm không đạt chất lượng. Ngược lại các DN VN, TQ, HQ hình như họ xem tăng ca là một phần khẳng định sự phát triển của DN, có tăng ca DN mới chứng minh rằng họ đang làm ăn tốt và có nhiều đơn hàng (?) Tuy vậy, các chuyên gia kinh tế không nghĩ vậy và họ cho rằng cách thức quản lý DN ở các DN này đa phần là nguyên nhân chính khiến cho năng suất lao động ở Việt Nam thấp. 

Nguyên nhân năng suất lao động của người Việt Nam thấp

nguyen-nhanh-nang-suat-lao-dong-cua-nguoi-viet-nam-thap-1

Tôi xin “vạch áo” các nguyên nhân sau:
1. Doanh nghiệp hoạt động không có Quy phạm doanh nghiệp, việc điều hành quản lý còn mang tính “gia đình trị”.
2. Chủ doanh nghiệp thường ôm đồm và gánh vác cả việc hành chính lẫn sản xuất kinh doanh nên họ không quản trị xuể 1 công ty đến hàng trăm lao động.
3. Một số ông chủ nước ngoài hoặc không rành tiếng Việt hoặc tiếng Anh nên bị một số nhân viên thông dịch, nhân viên nhân sự, nhân viên kế toán qua mặt một số vấn đề về doanh thu, tiền lương…
4. Nhân viên quản lý trực tiếp người lao động (thường là người Việt: chuyền trưởng, quản đốc, quản lý nhân sự) không được giao trách nhiệm và quyền hạn rõ ràng nên không có uy đối với NLĐ.
5. NLĐ làm việc được chăng hay chớ khi vắng mặt các ông chủ hoặc quản lý nước ngoài (vì họ đâu có sợ người VN quản lý trực tiếp): nói chuyện, đi lại, ăn uống, làm việc riêng tại nơi làm việc. Thậm chí trong giờ làm việc mà có nhiều NLĐ vào nhà vệ sinh, hoặc tám chuyện, hút thuốc, hoặc lướt web hàng chục phút mà vài DN vẫn cứ “vô tâm” tháng này qua năm nọ(!)
6. Tâm lý chung của người lao động là  thích “được” tăng ca (thu nhập gấp rưỡi giờ làm bình thường) nên họ làm việc rất chểnh mảng với suy nghĩ “làm nhiệt tình thì mau hết việc, mà hết việc thì không có hàng để tăng ca(?)”
7. Không nhiều DN thấy được sự mất mát khi cứ để NLĐ tăng ca: khi NLĐ tăng ca thì không có thời gian tái tạo sức lao động, mà khi thiếu sức thì họ làm việc uể ải không năng suất, không năng suất thì doanh nghiệp ít lợi nhuận; chẳng những ít lợi nhuận vì không chạy tiến độ kế hoạch mà DN còn phải trả gấp rưỡi, gấp đôi tiền lương (làm ngày CN)… Cái vòng lẩn quẩn ấy chỉ khiến doanh nghiệp kiệt quệ hoặc có mức tăng trưởng thấp; và người LĐ Việt Nam thì mang tiếng là chất lượng LĐ thấp!

Giải pháp tăng năng suất lao động của người Việt Nam

giai-phap-tang-nang-suat-lao-dong-cho-nguoi-viet-nam-1

Quản trị DN một cách quy phạm và chuyên nghiệp; khuyến khích tăng lương, tăng cường đãi ngộ… Làm được như vậy chẳng những không cần tăng giờ làm thêm mà còn đem lại sức khoẻ và thu nhập cho NLĐ, một phần thúc đẩy năng suất lao động tăng cao và vươn tầm khu vực.
Previous
Next Post »