Quy định di chuyển ra vào công ty

Pháp luật lao động không có quy định cho vấn đề ra vào cổng trong doanh nghiệp/công ty, song qua thực tế đã có nhiều thắc mắc về quy định ra vào công ty và hầu như rất ít công ty có quy chế cụ thể về vấn đề này. Điều đó nảy sinh không ít bất bình, phản đối của người lao động trong việc chấm công, thưởng phạt người lao động của người sử dụng lao động (doanh nghiệp/công ty) từ đó nảy sinh vụ xô xát điển hình như vụ ở nhà máy Samsung Thái Nguyên.

> Thuế thu nhập cá nhân mới nhất
> Chính sách tiền lương ngày nghỉ lễ,chủ nhật - Tiền làm ca đêm, tiền tăng ca
> Tại sao năng suất lao động của người Việt Nam thấp



Sau đây là gợi ý quy định về thời gian làm việc và vấn đề ra vào cổng trong công ty:

1. THỜI GIAN LÀM VIỆC

- Thời gian làm việc 1 ngày là 8h

- Do tình hình kinh doanh sản xuất gấp rút người lao động sẽ làm thêm 1h hoặc 4h trong ngày. 1 tuần làm thêm không quá 6 ngày 9h hoặc không quá 2 ngày 12h.

- Sáng LV từ 7h00 – 11h00. Chiều LV từ 13h – 17h

- Người lao động đi sớm hoặc về trễ không quá 30′. Nếu không đúng thời gian này thì NLĐ không được vào cổng

2. THỜI GIAN ĐI TRỄ

- Nếu đi trễ (đầu các giờ làm) 5′-20′ từ 2-4 lần trong tháng sẽ không có tiền chuyên cần (300k/tháng); Đi trễ 5-10 lần từ 5′-20′ trong tháng sẽ không có tiền chuyên cần và không được nâng lương. trên 10 lần sẽ lập biên bản và kỷ luật. Kỷ luật đến lần thứ ba sẽ buộc thôi việc theo Điều 125 của Bộ luật lao động 2012.

- Nếu đi trễ từ 21′-60′ 1 lần trong tháng mà không có lý do chính đáng sẽ không có tiền chuyên cần; nếu có lí do chính đáng từ 2-3 lần trong tháng sẽ không có tiền chuyên cần. Trường hợp không lý do từ 2-3 lần sẽ lập biên bản vi phạm; 2 lần lập biên bản sẽ không được tăng lương.

- Từ phút thứ 60 trở đi sau thời gian bắt đầu làm việc, người lao động đi trễ sẽ không được vào cổng xem như hôm đó/buổi đó sẽ không đi làm (nghỉ làm), không được chấm công và không có lí do chính đáng.

3. QUY ĐỊNH  RA VÀO CỔNG

- Chỉ có các nhân viên thường xuyên được giao nhiệm vụ giao dịch bên ngoài thì được phép ra cổng (1 giấy phép được cấp 1 lần), người lao động khác khi muốn ra cổng phải được đồng ý có chữ ký đầy đủ của quản lý công ty. Cụ thể:

* Công nhân muốn ra cổng phải có chữ lí của Tổ trưởng và Quản đốc/Quản lý sản xuất/GĐ SX.

* Tổ trưởng muốn ra cổng phải có chữ kí của Quản đốc/Quản lý sản xuất/GĐ SX.

* Nhân viên văn phòng muốn ra cổng phải có chữ kí của Trưởng phòng và GĐ điều hành.

4. RA VÀO CỔNG TRONG GIỜ NGHỈ TRƯA

- Chỉ có những công ty hỗ trợ suất ăn trưa cho người lao động mới hạn chế việc ra vào cổng trong giờ nghỉ trưa (nghỉ giữa 2 buổi); Mặc khác đòi hỏi công ty phải có nơi nghỉ ngơi hợp lý cho người lao động.

- Công ty có quy định khuyến khích người lao động không nên ra cổng trong giờ nghỉ trưa để đảm bảo an ninh và thời gian làm việc buổi tiếp theo. Dù vậy công ty không thể cấm người lao động ra ngoài trong thời gian này (trừ khi công ty quy định giờ nghỉ trưa cũng tính là thời gian làm việc). Trường hợp người lao động vẫn muốn ra cổng thì công ty không nên phát sinh giấy phép ra cổng và phải sắp xếp cho họ; đồng thời khuyến cáo trường hợp nếu họ vào làm trễ so với thời gian quy định.

5. NGƯỜI LAO ĐỘNG CÓ NÊN ĐEO THẺ TÊN?

Việc đeo thẻ tên sẽ giúp người đối diện biết được tên tuổi và chức danh của người đeo thẻ để tiện xưng hô, giám sát trong quá trình làm việc. đối với NLĐ thường xuyên vận động hoặc làm việc trong môi trường nhiều máy móc công nghiệp việc đeo thẻ lại gây bất tiện trong các thao tác vận hành. Do thế việc đeo thẻ tên chỉ nên áp dụng cho NV văn phòng hoặc NLĐ làm việc trong môi trường dịch vụ kinh doanh; các trường hợp khác chỉ nên mang đồng phục hoặc in logo trên đồng phục.

6. MỖI DOANH NGHIỆP NÊN CÓ ĐỒNG PHỤC RIÊNG

Không chỉ là trang phục bảo hộ lao động, đồng phục còn là hình thức quảng bá văn hoá, khếch trương thương hiệu của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp lớn có nhiều bộ phận có chức năng công việc khác nhau thì nên may đồng phục cùng 1 kiểu dáng nhưng có màu khác nhau (VD: công ty du lịch có bộ phận đầu bếp, bộ phận kỹ thuật, bộ phận văn phòng… mỗi bộ phận lên đến trăm người thì nên có đồng phục mỗi bộ phận khác nhau để phân biệt; còn ngược lại nhiều doanh nghiệp có hơn trăm người mà chia ra cả chục bộ phận, rồi mỗi bộ phận mỗi kiểu áo khác nhau màu sắc khác nhau sẽ gây nên cảnh tượng “bát nháo”! khách nhìn vào chả biết đâu là nhân viên đâu là khách hàng?)

7. NGƯỜI LAO ĐỘNG QUÊN MANG THẺ TÊN HOẶC ĐỒNG PHỤC CÓ NÊN CHO VÀO CỔNG?

Nếu không muốn lặp lại sự cố như vụ ở nhà máy Samsung Thái Nguyên thì dĩ nhiên phải cho người lao động đi làm trễ vào cổng. Khi người lao động không mang thẻ tên hay đồng phục như quy định của doanh nghiệp thì người lao động sẽ bị ảnh hưởng đến quyền lợi của mình tựa như việc đi làm trễ vậy. Ai cũng nói cảnh sát giao thông chuyên làm khó dễ gây phiền hà cho người đi đường, nhưng có khi nào họ dám tịch thu xe hay buộc người đi đường quay xe về lại khi vi phạm giao thông không? Thế thì lý do gì mà bảo vệ hay người sử dụng lao động lại cho không cho người lao động vào cổng để làm việc khi họ vi phạm nội quy mà đáng ra chỉ chịu hình thức khiển trách, cảnh cáo, lập biên bản hoặc nặng lắm là không được tăng lương?

- Nếu NLĐ không đeo thẻ tên hoặc đồng phục: ghi lại họ tên hoặc số xe hoặc số thẻ. Cứ vi phạm 2 lần thì tương đương 1 lỗi đi trễ (đầu các giờ làm) 5′-20′: không có tiền chuyên cần (VD: 300k/tháng); nếu lỗi xảy ra thường xuyên (>10 lần/tháng) thì lập biên bản và xử lý nội bộ.

- Trường hợp nhiều người lao động không muốn và sẽ không đeo thẻ tên hoặc đồng phục thì doanh nghiệp cần xem lại những nguyên nhân sau:

o Doanh nghiệp hoạt động lôi thôi thiếu chuyên nghiệp;

o Doanh nghiệp vi phạm nhiều pháp luật lao động;

o Doanh nghiêp không nổi tiếng hoặc người LĐ không tự hào với chức doanh của mình;

o Doanh nghiệp như là “chổ trú mưa” cho người LĐ lúc túng quẩn…

8. DOANH NGHIỆP CÓ ĐƯỢC PHÉP KHÔNG CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG RA CỔNG?

Hoàn toàn không được phép giữ người lao động, hoặc không cho họ ra ngoài bất cứ lí do gì.

- Thứ nhất, việc giữ người lao động mà không được sự đồng ý của họ trong DN không được pháp luật bảo hộ. Điều 123 (Bộ luật hình sự 2009).

Vì bất cứ lí do gì, NLĐ muốn ra khỏi nơi làm việc, người sử dụng lao động phải tôn trọng quyết định của họ, nếu không việc giữ người đó là trái pháp luật và vi phạm

- Thứ hai, nếu nội quy công ty quy định không cho phép ra cổng trong giờ làm việc thì nếu NLĐ muốn ra ngoài thì DN phải cấp 1 giấy ra/vào cổng có chữ kí của người quản lý; trường hợp NLĐ không có giấy ra cổng mà vẫn muốn ra, thì bảo vệ vẫn phải cho ra nhưng ghi chép lại trường hợp này và báo cáo lại cho DN xử lý. Theo đó NLĐ sẽ chịu hình thức chế tài nào đó theo quy định của DN (VD: trừ tiền chuyên cần).

- Thứ ba, trường hợp NLĐ không có giấy ra/vào cổng muốn (vào cổng) vào làm việc trong giờ hành chính: DN có thể cho hoặc không cho vào. Trường hợp này áp dụng nội quy công ty theo mục 1,2,3 đề cập trên.
Previous
Next Post »