Thuế thu nhập cá nhân mới nhất

Các cá nhân kinh doanh, chủ doanh nghiệp tư nhân hay cá nhân nộp thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao (gọi tắt thu nhập cá nhân) được cơ quan thuế cấp mã số thuế duy nhất một lần và sẽ sử dụng mã số thuế được cấp trong suốt cuộc đời của cá nhân đó. Một cá nhân đã được cấp mã số thuế có trách nhiệm sử dụng mã số thuế duy nhất của mình để kê khai cho mọi hoạt động có phát sinh nộp thuế, kể cả trường hợp đã  ngừng kinh doanh một thời gian dài sau đó hoạt động kinh doanh trở lại.

> Chính sách tiền lương ngày nghỉ lễ,chủ nhật - Tiền làm ca đêm, tiền tăng ca
> Tại sao năng suất lao động của người Việt Nam thấp
> Toàn bộ về phụ cấp và trợ cấp tiền lương?



A/ ĐỐI TƯỢNG PHẢI ĐĂNG KÝ MÃ SỐ THUẾ (MST)

Người nộp thuế phải đăng ký thuế, cụ thể gồm:

a/ Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh và cung cấp dịch vụ, hàng hoá;

b/ Cá nhân có thu nhập thuộc diện chịu thuế thu nhập cá nhân;

c/ Tổ chức có trách nhiệm khấu trừ và nộp thay thuế gồm:

- Cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội được uỷ nhiệm khấu trừ thuế thu nhập cá nhân của những người trong đơn vị thuộc đối tượng nộp thuế.
- Tổ chức, doanh nghiệp theo pháp luật quy định được phép nộp thuế thay người có phát sinh nghĩa vụ thuế phải nộp.
- Đơn vị được ủy quyền thu phí, lệ phí.

d/ Tổ chức nước ngoài không có tư cách pháp nhân Việt Nam, cá nhân nước ngoài hành nghề độc lập kinh doanh tại Việt Nam phù hợp với luật pháp Việt Nam. Tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài kinh doanh nhưng không hiện diện tại Việt Nam và có thu nhập phát sinh tại Việt Nam;

e/ Công dân Việt Nam ở trong nước hoặc đi công tác, lao động ở nước ngoài và người nước ngoài làm việc tại Việt Nam có thu nhập thuộc diện chịu thuế thu nhập theo quy định của luật pháp về thuế thu nhập cá nhân;

g/ Tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến các vấn đề về thuế như: các Ban quản lý dự án, các đơn vị sự nghiệp, các tổ chức, cá nhân không phát sinh nghĩa vụ nộp thuế nhưng được hoàn thuế, hoặc được tiếp nhận hàng viện trợ từ nước ngoài.
tim-hieu-ma-so-thue

B/ TÌM HIỂU MÃ SỐ THUẾ

1. Mã số thuế được cấu trúc là một dãy số được chia thành các nhóm như sau:

N1N2 N3N4N5N6N7N8N9 N10 N11N12N13

Trong đó:

- Hai chữ số đầu N1N2 là số phân khoảng tỉnh cấp mã số thuế được quy định theo danh mục mã phân khoảng tỉnh.

- Bảy chữ số N3N4N5N6N7N8N9 được đánh theo số thứ tự từ 0000001 đến 9999999. Chữ số N10 là chữ số kiểm tra.

- Mã số thuế 10 số từ N1 đến N10 được cấp cho người nộp thuế độc lập và đơn vị chính.

- Ba chữ số N11N12N13 là các số thứ tự từ 001 đến 999 được đánh theo từng đơn vị trực thuộc, chi nhánh của người nộp thuế độc lập và đơn vị chính.

- Mã 13 số (N1N2N3N4N5N6N7N8N9N10 N11N12N13) được cấp cho:

- Các chi nhánh, văn phòng đại diện, cửa hàng, nhà máy của các doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh và kê khai nộp thuế trực tiếp với cơ quan Thuế (trừ các Chi nhánh của Công ty nước ngoài mà trụ sở chính của Công ty đặt tại nước ngoài);

- Đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc với Tổng công ty;

- Nhà thầu tham gia hợp đồng tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí (trừ nhà thầu điều hành hợp đồng); nhà thầu, nhà thầu phụ không trực tiếp nộp thuế với cơ quan Thuế;

- Đơn vị sự nghiệp trực thuộc Tổng công ty; trực thuộc doanh nghiệp có phát sinh nghĩa vụ thuế;
thu-tuc-dang-ky-thue

C/ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THUẾ

1. Thời hạn đăng ký thuế:

Đối tượng thuộc diện đăng ký thuế phải đăng ký thuế theo mẫu quy định với cơ quan thuế, trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày:

- Được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép thành lập và hoạt động hoặc giấy chứng nhận đầu tư;

- Bắt đầu hoạt động kinh doanh trong trường hợp không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc ngày phát sinh nghĩa vụ thuế trong trường hợp người nộp thuế là tổ chức, cá nhân không kinh doanh;

- Phát sinh trách nhiệm khấu trừ thuế và nộp thuế thay của các tổ chức cá nhân;

- Phát sinh nghĩa vụ thuế thu nhập cá nhân (ngày cá nhân nhận thu nhập)…

2.1. Hồ sơ đăng ký thuế đối với người nộp thuế là tổ chức kinh doanh (trừ các đơn vị trực thuộc) gồm:

- Tờ khai đăng ký thuế theo mẫu 01-ĐK-TCT và các bảng kê kèm theo đăng ký thuế (nếu có).

- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; hoặc Bản sao Quyết định thành lập.
Trường hợp tổ chức kinh doanh là đơn vị chủ quản có đơn vị trực thuộc thì tổ chức kinh doanh phải kê khai các đơn vị trực thuộc vào “Bản kê các đơn vị trực thuộc”. Cơ quan Thuế quản lý đơn vị chủ quản cấp mã số thuế cho đơn vị chủ quản, đồng thời cấp mã số cho từng đơn vị trực thuộc có trong “Bản kê các đơn vị trực thuộc” của đơn vị chủ quản, kể cả trường hợp các đơn vị trực thuộc đóng tại các tỉnh khác. Đơn vị chủ quản có trách nhiệm thông báo mã số thuế (13 số) cho các đơn vị trực thuộc. Cơ quan thuế quản lý đơn vị chủ quản có trách nhiệm thông báo mã số thuế (13 số) cho cơ quan thuế quản lý đơn vị trực thuộc.

2.2. Hồ sơ đăng ký thuế đối với người nộp thuế là đơn vị trực thuộc của tổ chức kinh doanh gồm:

- Tờ khai đăng ký thuế theo mẫu số 02-ĐK-TCT và các bảng kê kèm theo (nếu có). Trên tờ khai đăng ký thuế phải ghi rõ mã số thuế 13 số đã được đơn vị chủ quản thông báo.

- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của chi nhánh hoặc giấy phép đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

2.3. Hồ sơ đăng ký thuế đối với người nộp thuế là cá nhân, nhóm cá nhân, hộ kinh doanh gồm:

- Tờ khai đăng ký thuế theo mẫu 03-ĐK-TCT, kèm theo bản kê cửa hàng, cửa hiệu kinh doanh tại địa bàn quận, huyện, thị xã hoặc tỉnh khác với cơ sở kinh doanh chính (nếu có).
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (nếu có).
- Bản sao Giấy chứng minh nhân dân.
Riêng trường hợp cá nhân có cửa hàng, cửa hiệu đóng khác địa bàn (tỉnh, thành phố, quận, huyện, thị xã) với cơ sở chính, kê khai đăng ký thuế với Chi cục thuế nơi có cửa hàng, cửa hiệu thì hồ sơ đăng ký nộp thuế là: Tờ khai đăng ký nộp thuế theo mẫu số 03.1-ĐK-TCT.

2.4. Hồ sơ đăng ký thuế đối với người nộp thuế là cá nhân nộp thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao gồm:

- Tờ khai đăng ký thuế theo mẫu 05-ĐK-TCT.

- Chứng minh thư nhân dân hoặc Hộ chiếu đối với người nước ngoài (bản sao)

- 02 ảnh cỡ 2 x 3 của người đăng ký thuế (01 dán vào tờ khai đăng ký thuế, 01 để dán vào thẻ mã số thuế).

Cá nhân kê khai nộp thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao trực tiếp với cơ quan Thuế thì nộp hồ sơ đăng ký thuế tại cơ quan Thuế để được cấp Thẻ mã số thuế cá nhân.

*** KHAI THUẾ TNCN CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG

Quy định tại Thông tư 111/2013/TT-BTC hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập cá nhân:
Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ủy quyền cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập quyết toán thuế thay trong các trường hợp sau:

- Cá nhân chỉ có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ ba (03) tháng trở lên tại một đơn vị và thực tế đang làm việc ở đơn vị tại thời điểm ủy quyền quyết toán, kể cả trường hợp không làm việc đủ 12 tháng trong năm.

- Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ ba (03) tháng trở lên và có thêm thu nhập khác theo hướng dẫn tại tiết c.4 và c.5, điểm c, khoản 2, Điều 26, 111/2013/TT-BTC .

- Tổ chức, cá nhân trả thu nhập chỉ thực hiện quyết toán thuế thay cho cá nhân đối với phần thu nhập từ tiền lương, tiền công mà cá nhân nhận được từ tổ chức, cá nhân trả thu nhập.

- Số thuế TNCN khấu trừ hằng tháng của mỗi loại tờ khai dưới 50 triệu đồng thì được khai thuế TNCN theo quý.

1. Hồ sơ đăng ký thuế:

- Danh sách cá nhân NLĐ thuộc đối tượng đăng ký thuế thu nhập cá nhân

- Tờ khai đăng ký thuế thu nhập cá nhân (01/ĐK-TNCN)

- CMND pho to các cá nhân

- Mẫu khai khấu trừ 02/KK-TNCN, Mẫu khai quyết toán thuế 05/KK-TNCN

- Mẫu đăng ký người phụ thuộc
(File danh sách cá nhân thuộc đối tượng đăng ký thuế cá nhân)

>>> Hồ sơ chứng minh người phụ thuộc:

a) Đối với con:

- Dưới 18 tuổi : giấy khai sinh, sổ hộ khẩu

- Trên 18 tuổi : giấy khai sinh, sổ hộ khẩu, xác nhận của cơ quan y tế hoặc UBND về mức độ tàn tật

- Con học đại học : giấy khai sinh, sổ hộ khẩu, thẻ sinh viên, xác nhận của trường.

b) Đối với vợ hoặc chồng:

- Hết tuổi lao động : bản sao sổ hộ khẩu, hoặc bản sao giấy chứng nhận ĐK kết hôn

- Trong tuổi lao động : bản sao sổ hộ khẩu, hoặc bản sao giấy chứng nhận ĐK kết hôn, bản sao xác nhận của cơ quan y tế từ huyện trở lên,hoặc UNND xã về mức độ tàn tật.

c) Đối với cha mẹ, anh chị em ruột:

- Hết tuổi lao động : bản sao sổ hộ khẩu + giấy tờ xác nhận mối quan hệ.

- Trong tuổi lao động : bản sao sổ hộ khẩu + giấy tờ xác nhận mối quan hệ+ bản sao xác nhận của cơ quan y tế từ huyện trở lên,hoặc UNND xã về mức độ tàn tật.

d) Đối với ông bà cô chú : giấy tờ xác nhận mối quan hệ, xác nhận của UBND về nơi người nộp thuế cư trú có trách nhiệm nuôi dưỡng người phụ thuộc
Nếu người nước ngoài không có giấy tờ chứng minh như trên thì phải có các tài liệu pháp lý tương tự để chứng minh người phụ thuộc

2. Khai và đóng thuế TNCN:

a) Khai thuế theo tháng:

Doanh nghiệp chi trả thu nhập, có thực hiện khấu trừ thuế phải có trách nhiệm khai thuế và nộp tờ khai cho cơ quan thuế hàng tháng, cụ thể kê khai và nộp tờ khai theo mẩu 02/KK-TNCN ban hành kèm theothông tư số 84/2008/TT-BTC. Thời hạn nộp tờ khai theo tháng chậm nhất là ngày 20 của tháng sau.

b) Khai thuế theo Quý:

Trường hợp hàng tháng, DN chi trả thu nhập có tổng số thuế thu nhập cá nhân đã khấu trừ theo từng loại tờ khai thấp hơn 5 triệu đồng thì cơ quan chi trả thu nhập được khai, nộp tờ khai thuế theo quý.

Thời hạn nộp tờ khai thuế theo quý chậm nhất là ngày 30 của tháng đầu quý sau.

Tài liệu tham khảo:

Thông tư số 84/2008/TT-BTC

Thông tư 111/2013/TT-BTC
Previous
Next Post »