> Cách trị những nhân viên vẫn hoài phạm lỗi
> Nên làm thế nào khi được sếp ngỏ ý thăng chức
> 4 vấn đề cần cân nhắc lại trước khi quyết định nghỉ việc
1. Chuyển nhiều công ty trong thời gian ngắn
Nhảy từ công việc này sang công việc khác trong một thời gian ngắn là dấu hiệu dễ thấy của một hồ sơ không đạt chuẩn. Và bạn hoàn toàn có thể bỏ qua những hồ sơ như vậy nếu công việc bạn đang tuyển dụng cần đến nhiều năm kinh nghiệm.
Tuy nhiên, không phải tất cả các trường hợp như vậy nhà tuyển dụng đều nên bỏ qua trong quá trình sàng lọc hồ sơ. Một sinh viên có thể chọn nhiều công việc ngắn hạn như là cách để kiếm thêm thu nhập, kinh nghiệm trong quá trình học tập và xin việc. Do đó, nếu vị trí công việc mà bạn tuyển dụng không cần đến nhiều năm kinh nghiệm, bạn cũng cần tìm hiểu xem tại sao ứng viên này nghỉ việc? Ứng viên này có phải là người giữ chữ tín không? Những công việc này là toàn thời gian hay bán thời gian?,… để xem ứng viên đó có phù hợp hay không.
2. Hồ sơ chỉ coi trọng hình thức
Một CV xin việc có hình thức trình bày ấn tượng, chuyên nghiệp, nhưng nội dung lại chẳng hề ăn nhập gì với hình thức thì cũng là một hồ sơ vô dụng.
Một hồ sơ xin việc chỉ nêu lên được những chức vụ họ đảm nhiệm như một điểm sáng nhưng sự thực lại không hề hấp dẫn, không cụ thể, không chi tiết rằng họ đã làm được gì, họ phụ trách những công việc nào, họ học hỏi được gì và kết quả họ đạt được ở những vị trí đó là gì… thì bạn cũng không cần phải bận tâm đến họ nữa!
Để quá trình sàng lọc hồ sơ được nhanh chóng, nhà tuyển dụng chỉ nên coi trọng và lựa chọn những CV tim viec lam nêu lên được những việc người đó làm đã mang lại thành quả gì cho công ty, hoặc họ đã học được gì qua những công việc đó.
3. CV như một cuốn nhật ký
Nếu ứng là sinh viên, thì ứng viên đó có thể nêu tất cả những công việc mà họ đã trải qua để chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy được tố chất, tinh thần của họ. Nhưng nếu là một ứng viên lâu năm, mọi công việc mà ứng viên đó trải qua trong 8 năm, 10 năm hay lâu hơn vậy không cần thiết phải được liệt kê ra một cách chi tiết và đầy đủ.
Có thể hiểu chủ nhân của những CV tìm việc làm này không có tư duy logic và cách nhìn nhận chính xác khi liệt kê tràn lan những gì họ đã làm trong những năm qua. Họ không suy luận được rằng các nhà quản lý không có nhiều thời gian để đọc “CV – Nhật ký hàng ngày” của họ. Nhà tuyển dụng cũng không muốn mất quá nhiều thời gian để ngồi tìm xem họ có từng làm qua những công việc tương tự hay không.
4. CV có nhiều lỗi chính tả
Là nhà tuyển dụng, bạn có đồng ý với một ứng viên chỉ cần viết cho xong CV xin việc và chẳng màng đọc lại thêm lần nào nữa không? Đây rõ ràng là một CV nên phớt lờ trong quá trình sàng lọc hồ sơ!
Không có lý do nào có thể châm chước cho một CV sai chính tả hoặc lỗi hành văn của người có bằng cấp, có chuyên môn và kinh nghiệm. Điều này chỉ được lý giải bằng sự cẩu thả và hấp tấp của ứng viên.
Với những bí quyết nho nhỏ trên đây, nhà tuyển dụng có thể nhanh chóng sàng lọc hồ sơ ứng viên để có thể chọn ra được những bộ hồ sơ tốt, chuẩn mà không cần phải mất quá nhiều thời gian.
EmoticonEmoticon