> 4 vấn đề cần cân nhắc lại trước khi quyết định nghỉ việc
> Cách vượt qua cú sốc tâm lý khi bị nhà tuyển dụng từ chối?
> 3 lý do khiến nhân viên lâu năm dứt áo ra đi
1. Bạn cần những gì để đạm nhiệm tốt vị trí này?
Hãy tự đánh giá bản thân một cách khách quan nhất. Về năng lực, cũng như kinh nghiệm của bạn có đủ để “gánh vác” trọng trách này chưa? Vì để trở thành người lãnh đạo, bạn phải ngoài năng lực vượt trội còn đòi hỏi nhiều kĩ năng mang tính chất “thiên phú”. Có ý kiến đưa ra rằng: “ tôi có thể học hỏi và thay đổi từng ngày cho phù hợp”. Nhưng sếp của bạn, và ngay cả “cái ghế” đó có chịu chờ đợi bạn không? Tuy nhiên, việc sếp đề cử bạn thăng chức, chứng tỏ những nỗ lực của bạn đã được ghi nhận. Nhưng ở cương vị của một người lãnh đạo, bạn có thể giữ mãi phong độ này hay không? Hãy xem xét lại bản thân, xem mình đã trang bị đầy đủ những kiến thức, kĩ năng để bước lên một vị trí mới hay chưa trước khi ra quyết định.
2. Vị trí này có phù hợp với mục tiêu nghề nghiệp trong dài hạn của bạn?
Mỗi người có một mục tiêu nghề nghiệp khác nhau. Người thì muốn lương cao, trau dồi kĩ năng để nộp đơn qua tập đoàn lớn làm việc, hay chỉ đơn giản là có một công việc nhẹ nhàng đem lại thu nhập hằng tháng…. Vì vậy khi bạn quyết định nhận lời hay từ chối lời đề nghị “béo bở” này, bạn nên nghĩ về mục tiêu nghề nghiệp của mình là gì? Sự lựa chọn có ảnh hưởng tới nó hay không? Bên cạnh đó, bạn cần phải xem xét vị trí này có thực sự tiềm năng và hỗ trợ bạn phát triển sự nghiệp hay nó là một rào cản khiến bạn gặp khó khăn cho sự nghiệp sau này.
3. Theo đam mê hay theo địa vị?
Không phải lúc nào mình cũng có thể hi sinh tất tả để chạy theo đam mê. Đôi khi vì gia cảnh, mà có những người phải ngậm ngùi dấu đi đam mê của mình, để làm một công việc giúp họ ổn định tài chính, đủ để lo lắng cho gia đình. Khi là một nhân viên thì bạn có thể làm cho qua loa nếu bạn không thích công việc này. Nhưng khi bạn là sếp, bạn phải có trách nhiệm với những gì mình làm, chịu áp lực cao từ công việc… Nếu bạn không đủ nhiệt huyết và đam mê, bạn chẳng thể làm mọi thứ một cách tâm huyết. Do đó, đừng làm lãnh đạo nếu bạn không hứng thú với công việc, vì điều này không những làm bạn mệt mỏi mà còn gây ra ảnh hưởng không tốt cho doanh nghiệp.
Ví dụ như: Trước bạn là 2 ngã rẻ, một bên làm Copywriter, một bên làm Sale. Nếu bạn chọn sale vì mức lương và hoa hồng giúp bạn có một khởi đầu thuận lợi hơn. Sau vài năm khổ luyện bạn lên được chức giám đốc khu vực thì chợt nhận ra copywriter mới là công việc dành cho mình. Lúc này, bạn có còn đủ năng lượng, đam mê để quay lại làm những điều mình đã bỏ lỡ ở tuổi thanh xuân?
4. Những người tiềm nhiệm giờ ra sao?
Để biết được vị trí này có thực sự là một “bàn đạp” giúp bạn lên được những vị trí cao hơn, hay sự nghiệp thăng tiến ngay cả khi bạn chuyển qua một doanh nghiệp khác. Bạn hãy nhìn người đã từng đảm nhiệm vị trí này, xem bây giờ họ như thế nào. Để bạn sẽ có cái nhìn tổng quan hơn về con đường sự nghiệp của mình. Hoặc bạn có thể tham khảo ý khiến của người thân hoặc những người trong ngành nghề để đưa ra cho mình quyết định đúng đắn nhất.
EmoticonEmoticon