Cách trị những nhân viên vẫn hoài phạm lỗi

Hẳn là ai cũng mong muốn sở hữu những “nhân viên điểm 10” – có thể làm mọi việc một cách trơn tru và hoàn hảo nhất. Tuy nhiên bạn phải chấp nhận hiện thực rằng chủ thể bạn đang quản lý là “con nguời”. Và đương nhiên, là họ sẽ có những lúc phạm lỗi. Ở một chừng mực nhất định, những lỗi lầm sẽ được chấp nhận như là “điều tất yếu” để ứng viên hoàn thiện kiến thức và kỹ năng. Tuy nhiên, nếu bạn có một nhân viên “mãn tính” với 1 loại lỗi lầm nhưng bạn lại nhận thấy những tiềm năng lớn lao nơi họ và phương pháp cắt giảm là  “lợi bất cập hại” thì giải pháp nào là hợp lý? Nếu bạn còn băn khoăn thì dưới đây là một vài gợi ý hữu ích.

> Nên làm thế nào khi được sếp ngỏ ý thăng chức
> 4 vấn đề cần cân nhắc lại trước khi quyết định nghỉ việc
> Cách vượt qua cú sốc tâm lý khi bị nhà tuyển dụng từ chối?



1. Yêu cầu chính căn nguyên của vấn đề đưa ra giải pháp.

Sự thật là không ai có thể hiểu bản thân mình bằng chính mình. Người tạo ra vấn đề sẽ thấu hiểu nó nhất và đương nhiên sẽ có thể giải quyết triệt để nhất. Hãy cho nhân viên của bạn có cơ hội tự mình đối diện với vấn đề của họ: “Nếu được tiếp tục cùng đồng hành với doanh nghiệp, bạn sẽ có những nỗ lực nào để khắc phục những sai sót hiện tại?” Kết quả nhận được có thể sẽ làm bạn vô cùng ngạc nhiên. Bạn sẽ nghe được những kế hoạch, thậm chí cả những cam kết từ nhân viên của mình.  Vì kế hoạch đó do nhân viên tự đề ra, tự nguyện, nên họ sẽ có xu hướng gắn bó và quyết tâm hoàn thành chúng.

2. Chủ động hướng dẫn họ làm cho đúng.

Ở nhiều doanh nghiệp, công tác đào tạo và định hướng không biết vì lý do gì không được chú ý. Nhiều chủ quản lý cho rằng “learning-by-doing” (học từ thực tế) và tự rút kinh nghiệm là cách tốt nhất để nhân viên hoàn thiện các kỹ năng cá nhân. Tuy nhiên, các làm này thực sự là “con dao hai lưỡi”. Một số ứng viên có thể sẽ tiếp thu và hoàn thiện nhanh chóng, tuy nhiên, số khác sẽ rất có khả năng rơi vào “khủng hoảng vòng tròn”. Họ không có những quy chuẩn để tuân theo nên “làm mãi vẫn không đúng”. Vì vậy, bạn nên cung cấp cho nhân viên những khóa đào tạo để họ có những định hướng cơ bản. Nhìn thấy đích phải đến, con đường cần đi, nhân viên của bạn sẽ không còn “lạc lối” nữa.

3. Xây dựng check list và đơn giản hóa các quy trình

Trong ngắn hạn: để hạn chế các lỗi không nên có, bạn cần thắt chặt công tác kiểm soát và thanh tra. Nếu bạn cần giao một gói công việc cho một nhóm 10 người thì hãy đảm bảo rằng có ít nhất 2 người đảm nhận công tác kiểm tra. Xây dựng một checklist đầy đủ là cách tốt để đảm bảo rằng không có công việc nào bị bỏ sót hoặc làm sai.

Trong dài hạn, hãy cố gắng đơn giản hóa quy trình làm việc. Hãy xem xét tự động hóa, vi tính hóa ở một vài khâu để đạt được hiệu suất cao đồng thời kiểm sóat hiệu quả các lỗi. Chuẩn hóa toàn bộ quy trình và đưa ra bộ quy tăc phù hợp và cụ thể cho từng trường hợp, phổ biến rộng rãi chúng để mọi nhân viên biết và tuân theo.

4. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp mang yếu tố “cầu tiến”.

Hãy chủ động xây dựng nền văn hóa doanh nghiệp theo hướng cầu tiến và cởi mở - nơi mọi người trong tổ chức sẵn sàng đặt câu hỏi cho những vấn đề đang còn băn khoăn, sẵn sàng cùng nhau nhìn nhận những sai lầm và giúp đỡ nhau sửa chữa. Nếu không có một môi trường khuyến khích các câu hỏi, nhân viên của bạn rất có thể rơi vào trừong hợp biết sai nhưng không sửa sao cho đúng và luôn phải mày mò, dò dẫm cách làm mà lẽ ra, người đi trưóc có thể hương dẫn ngay cho họ.

5. Có cuộc trò chuyện nghiêm túc

Hãy "nghiêm túc và trực tiếp". Cho nhân viên hiểu rõ rằng đây là một vấn đề thực sự nghiêm trọng và có thể dẫn đến việc doanh nghiệp cần phải cho phép bạn ra đi. Đôi khi mọi người không nghĩ vấn đề này thực sự nghiêm trọng và ảnh hưởng đến hợp đồng làm việc của họ. Do đó, nhà quản lí hãy giúp họ nhận thức rõ ràng vấn đề.

6. Và sau tất cả ...

"Hãy chắc chắn rằng bạn thường xuyên theo dõi nhân viên của mình – để tránh trường hợp “ngựa quen đường cũ
Previous
Next Post »