Bí kíp tuyển dụng nhân tài của Google, Facebook, Apple

Để đạt được vị trí hàng đầu thế giới các công ty lớn như Google hay Apple đã tốn rất nhiều thời gian, tiền bạc và nhân tố không thể thiếu đó là con người. Nhân lực luôn là điều quan trọng với các tập đoàn khổng lồ. Hiển nhiên rất nhiều tài năng ao ước được làm việc tại đây nhưng một vài tập đoàn cũng có cách tuyển dụng hết sức độc đáo như:

> Những câu hỏi phỏng vấn khó nhất > Họ không chán công việc, họ chán không khí làm việc > Nên chuẩn bị những gì trước mỗi buổi phỏng vấn




1. Bắt đầu gọi điện phỏng vấn sớm hoặc muộn hơn 15 phút hoặc sớm hơn

Tác dụng của chiến lược này là tìm kiếm những ứng viên luôn sẵn sàng cho công việc. Hầu hết mọi người đều có thể trả lời tốt các câu hỏi phỏng vấn khi bạn gọi họ đúng giờ hẹn. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu bạn gọi cho họ trong khi họ đang ngủ, đang tập nhảy hoặc đang trong nhà vệ sinh? Đây là cách giúp các tập đoàn công nghệ lớn tìm thấy những nhân tài luôn sẵn sàng cho công vệc. Cách đối phó là bạn nên tập luyện trước một vài câu hỏi phỏng vấn phổ biến ở nhà trước nhé.



2. Lên lịch phỏng vấn không rõ ràng và không thể đoán trước

Chiến lược này giúp bạn tìm thấy những nhân viên có thể làm việc mà không cần sự hướng dẫn. Hãy đảm bảo rằng cả người phỏng vấn và ứng viên đều không biết những gì sẽ diễn ra trong quá trình phỏng vấn. Cách này giúp các tập đoàn lớn tìm thấy những nhân viên có thể thực hiện tốt công việc khi mà chẳng ai biết điều gì đang diễn ra.

3. Tạo sự cố bất ngờ trong quá trình ứng viên trình bày

Để xem cách các ứng viên phản ứng với những tình huống không đoán trước. Cố tình sắp xếp cho ứng viên trình bày tại căn phòng mà thiết bị không hoạt động hoặc một căn phòng ngẫu nhiên nào đó. Nếu ứng viên có khả năng thích ứng với nó và không ngại điều chỉnh thì đó là một ứng viên tốt, dễ dàng hoàn thành công việc trong mọi hoàn cảnh. Những ứng viên có các kế hoạch B, kế hoạch C hoặc kế hoạch D luôn được ưu tiên và trọng dụng trong các công ty công nghệ.

4. Đặt nhiều giả định với kết quả sai trong cuộc phỏng vấn

Phương pháp này giúp bạn loại bỏ những ứng viên dễ bị kích động và dễ cảm thấy khó chịu. Nếu công việc cũ của ứng viên là ở Twitter bạn hãy cố tình hỏi anh ta: "Anh đã làm ở Yahoo bao lâu"? Hãy để ý tới phản ứng của ứng viên khi anh ấy bắt lỗi bạn. Anh ấy nhảy dựng lên hay vẫn tỏ ra thoải mái? Nếu tỏ ra thoải mái, ứng viên là người có thể đối phó với khó khăn mà không tỏ ra khó chịu, cáu kỉnh.

5. Yêu cầu ứng viên giải quyết một vấn đề cụ thể của bạn

Đây là cách bạn tìm giải pháp cho một vấn đề mà bạn đang vướng mắc. Các công ty công nghệ thường xuyên nhờ các ứng viên giải quyết các vấn đề mà họ đang phải đối mặt. Nhờ vậy, họ có thể tìm thấy những giải pháp hữu hiệu mà không tốn một xu.

6. Di chuyển qua các căn phòng khác nhau trong khi phỏng vấn

Để tìm những ứng viên giữ được nhiệt huyết dù không cảm thấy thoải mái. Đừng bao giờ để ứng viên của bạn được thoải mái trong buổi phỏng vấn. Nhờ vậy, bạn sẽ tìm thấy những ứng viên có thể giữ được nhiệt huyết với công việc ngay cả khi họ không được thoải mái. Và đương nhiên, chẳng có phòng họp nào trống cả ngày.

7. Hỏi một câu hỏi lặp lại nhiều lần

Chiến lược này dùng để kiểm tra sự nhất quán của ứng viên. Trong cuộc phỏng vấn, bạn đừng ngại việc lặp lại một câu hỏi nhiều lần. Hành động này giúp bạn kiểm tra sự nhất quán của các ứng viên. Các ứng viên nên kiên định với ý kiến của mình khi phỏng vấn cho một vị trí lãnh đạo cao cấp.

8. Tiến hành phỏng vấn với hai luồng phản biện

Để tìm những ứng viên có thể thực hiện đa nhiệm dưới áp lực. Đưa ứng viên vào giữa phòng họp với hai người phỏng vấn ngồi ở hai đầu của chiếc bàn. Liệu ứng viên có thể chú ý đồng thời tới cả hai người phỏng vấn và cùng lúc đó trả lời các câu hỏi một cách chuẩn xác hay không? Hay là ứng viên sẽ kiệt sức và tự hỏi tại sao anh ta lại tham gia cuộc phỏng vấn quái quỷ này. Đây là một chiến lược cực hay của các gã khổng lồ công nghệ, nó giúp họ tìm ra các ứng viên có thể hoàn thành công việc trong tình trạng khủng hoảng.

9. Đặt câu hỏi cho ứng viên sau đó bắt đầu gõ bàn phím thật lớn


Để tìm những ứng viên có thể tập trung trong môi trường ồn ào. Hỏi ứng viên một câu hỏi. Sau đó, ngay khi ứng viên bắt đầu trả lời hãy gõ phím thật lớn, ầm ĩ. Hãy xin lỗi ứng viên và bảo họ cứ tiếp tục nói, bạn vẫn đang nghe, bạn chỉ đang ghi chú mà thôi. Bạn ghi chú thật hay không không quan trọng nhưng bạn phải lắng nghe câu trả lời để xem ứng viên có giữ được sự tập trung hay không. Chiến lược tuyển dụng này giúp bạn tìm được những ứng viên không bao giờ để những phiền nhiễu nhỏ ảnh hưởng tới kết quả công việc.

10. Ba tháng sau, hãy gọi và gợi ý cho ứng viên một công việc khác vị trí mà họ ứng tuyển

Chiến lược này giúp bạn tìm ra ứng viên kiên định.
Đây là cách tốt nhất để bạn loại bỏ những ứng viên không kiên định với những gì họ đã chọn ban đầu. Liệu ứng viên có tranh đấu cho công việc mà anh ta muốn? Liệu ứng viên sẽ đồng ý nhận việc vì anh ta nghĩ nó phù hợp hay anh ta sẽ từ chối bởi anh ta kiếm được một công việc khác từ tháng trước? Chiến thuật này sẽ giúp bạn có câu trả lời.
Previous
Next Post »