Toàn bộ về phụ cấp và trợ cấp tiền lương?

> 10 nguyên tắc vàng về xây dựng đội nhóm tuyệt vời
> Làm gì khi bị cho thôi việc?
> 5 nguyên tắc vàng tạo mối quan hệ tốt ở công sở

1/ Phụ cấp là gì?

Theo tham khảo các văn bản pháp luật lao động và tiền lương; cũng như quy định chung của người sử dụng lao động, có thể hiểu như sau:

Phụ cấp là các khoản trong thu nhập nằm ngoài lương chính (hoặc lương cơ bản) có ý nghĩa “gần như bắt buộc” cộng thêm cho người lao động mà ngoài tiền lương từ chuyên môn ra (tính theo bậc lệ thuộc vào bằng cấp hay tay nghề) họ xứng đáng được hưởng thêm những khoản phụ cấp này nữa. Bao gồm các loại phụ cấp sau:

- Phụ cấp độc hại: dành cho người lao động làm công việc trong môi trường khí độc, bụi bặm, hôi hám, ồn ào, ô nhiễm…

- Phụ cấp kiêm nhiệm lãnh đạo: chỉ lãnh tối đa 2 PC lãnh đạo. Các chức danh lãnh đạo này phải được bầu cử/bổ nhiệm và được biên chế ở cơ quan tổ chức làm lãnh đạo kiêm nhiệm (Đ6 NĐ204/2004): 10% lương

- Phụ cấp đặc biệt: Áp dụng đối với các đối tượng làm việc ở đảo xa đất liền và vùng biên giới có điều kiện sinh hoạt đặc biệt khó khăn: bằng 30, 50, 100% lương.

- Phụ cấp khu vực: dành cho NLĐ làm việc ở khu vực nông thôn, hẻo lánh, vùng sâu vùng xa, hải đảo biên giới; vùng có điều kiện thiên nhiên khắc nhiệt, hạ tầng kinh tế thiếu thốn… Bằng 0,1; 0,2; 0,3; 0,4; 0,5; 0,7 và 1,0 so với mức lương tối thiểu chung (lương cơ sở).

- Phụ cấp chức vụ: dành cho các chức danh quản lý: giám đốc/phó GĐ, trợ lý GĐ, các trưởng/phó phòng, quản đốc, tổ trưởng, chuyền trưởng, cơ trưởng, kế toán trưởng, thuyền trưởng…

- Phụ cấp trách nhiệm: Những công việc quan trọng đòi hỏi tinh thần trách nhiệm cao giúp cho công việc được hoàn thành xuất sắc và hiệu quả; thường thì người có chuyên môn và bằng cấp cao thì có thêm phụ cấp trách nhiệm.

- Phụ cấp thâm niên: dành cho những NLĐ có hệ số lương trên mức tối đa (bậc lương đụng trần. VD: doanh nghiệp có 8 bậc lương, cứ 3 năm thì lên 1 bậc; có NLĐ đã lên tới bậc 8 mà họ còn trong độ tuổi lao động nên không còn bậc nào để lên, khi đó NLĐ đó có thâm niên vượt khung). Vậy thì NLĐ đó hàng tháng được phụ cấp thêm 1 khoản cố định thay vì phải tăng bậc gọi là phụ cấp thâm niên. Bằng 5% mức lương của bậc lương cuối cùng trong ngạch đó; từ năm thứ ba trở đi mỗi năm được tính thêm 1%.

- Phụ cấp thu hút: gần giống phụ cấp khu vực: có địa phương mới chia tách hoặc thiếu nhân tài họ có chính sách chiêu mộ những trí thức hoặc các chức danh công việc mà địa phương còn yếu, còn thiếu; khi đó họ đặt ra phụ cấp thu hút (hay người ta còn gọi là trải thảm đỏ). Bằng 20%; 30%; 50% và 70% lương.

- Phụ cấp độc hại, nguy hiểm: Áp dụng đối với những nghề hoặc công việc có điều kiện lao động độc hại, nguy hiểm và đặc biệt độc hại, nguy hiểm chưa được xác định trong mức lương. Gồm 4 mức: 0,1; 0,2; 0,3 và 0,4 so với mức lương tối thiểu chung.

>>> Ngoài ra còn có các loại phụ cấp khác được quy định trong 204/2004/NĐ-CP SĐBS 17/2013/NĐ-CP

Phụ cấp thâm niên nghề; Phụ cấp ưu đãi theo nghề; Phụ cấp trách nhiệm theo nghề; Phụ cấp trách nhiệm công việc ( 0,1; 0,2; 0,3 và 0,5 LCS); Phụ cấp phục vụ quốc phòng, an ninh

2/ Trợ cấp là gì?

Trợ cấp là phần hỗ trợ “giúp đỡ thêm” của nhà nước đối với người dân về 1 chính sách nào đó. VD: trợ cấp cho tỉnh Quảng Ninh 50 ngàn tấn gạo cứu đói sau trận thiên tai mưa bão tháng 08/2015.

Trong hoạt động của doanh nghiệp thì trợ cấp có nghĩa là phần phát thêm, khuyến khích, hỗ trợ thêm, không và bắt buộc NSDLĐ phải chi cho NLĐ, thế nhưng “của cho phải hợp với cách cho“. Theo đó các phần trợ cấp cho người lao động gồm các khoản như: nhà trọ (tiền cho NLĐ thuê nhà trọ), công tác phí (phần hao phí khi đi công tác), xăng xe (tiền xăng khi đi làm), năng suất (làm vượt chi tiêu thì có tiền thưởng), chuyên cần (đi làm đều đặn trong tháng), nuôi con nhỏ (hỗ trợ LĐ nữ có con dưới 36 tháng), chế độ phụ nữ (tiền đồ lót, kinh nguyệt của phụ nữ)…

3/ Ví dụ cách tính phụ cấp, trợ cấp trong bảng lương

Theo bảng lương trên ta nhận thấy: 

- Công nhật 1 ngày cũng bằng tiền 1 ngày nghỉ lễ/tết = 1 ngày nghỉ phép năm=181k. Ở đây DNTN tính công nhật theo mức lương cơ bản không được cộng bất cứ khoản PC/TC nào cả. Cách tính này có thể đúng với một số  DNTN nhưng không đúng với DNNN và hành chính/sự nghiệp: Kế toán nhà nước xem mọi ngày làm việc hoặc nghỉ việc chính đáng theo quy định luật lao động đều gộp vào lương với đầy đủ phụ cấp, trợ cấp nguyên tháng.

- Các khoản phụ cấp độc hại, trợ cấp xăng xe+nhà trọ+chuyên cần+ trách nhiệm đều tính sai và thiệt cho NLĐ, bởi lẽ:

>>> Các khoản phụ cấp/trợ cấp là tính bình quân cho 26 ngày, vậy nếu NLĐ làm tăng ca, làm thêm ngày chủ nhật thì DN có xem như là họ làm đến 27,28,29,30… ngày không? (VD nếu các khoản TC/PC 1 tháng 26 ngày là 3000k==>115k/ngày, cộng gộp giờ/ngày làm thêm trường hợp trên là 6 ngày= 6*115k, vậy DN có tính thêm 692k tiền PC/TC cho NLĐ không?

>>> Người LĐ nghỉ không làm 1 vài ngày thì DN không những không tính lương mà còn trừ các khoản PC/TC; trong khi NLĐ thuê nhà trọ, nếu họ không ngủ lại hoặc thậm chí về nghỉ tết đến nửa tháng thì vẫn bị chủ trọ tính nguyên tháng thuê nhà. Phải chăng đó lại thêm 1 nghịch lý???

4/ Đề xuất cách tính phụ cấp, trợ cấp hợp lý hợp tình:

Ở đây chúng ta chỉ nêu giải pháp cho các doanh nghiệp tư nhân (vì doanh nghiệp nhà nước hoặc các ngành hành chính sự nghiệp họ có phúc lợi rất tốt cho cán bộ, công nhân viên chức đặc biệt là khoản đóng BHXH, theo đó tiền lương đóng BHXH là tổng lương theo bậc và các khoản phụ cấp, trợ cấp).

- Tiền lương về trách nhiệm phải nằm trong mục phụ cấp chứ không thể là mục trợ cấp, vì đó là khoản buộc phải có đối với các chức danh có chuyên môn hoặc bằng cấp cao.

- Các khoản PC/TC đều tính đủ cho NLĐ trong trường hợp họ nghỉ phép năm, nghỉ có phép với lý do chính đáng như: ốm đau, bệnh tật, sinh sản, ma chay, cưới hỏi của bản thân hoặc người ruột thịt trong gia đình; Những lý do bất khả kháng như tai nạn, thiên tai, cứu người khẩn cấp; thực hiện các thủ tục pháp lý quan trọng với cơ quan nhà nước.

- NLĐ nghỉ có phép (thoả thuận với DN) quá 3 ngày, hoặc nghỉ không phép từ 1 ngày thì không có trợ cấp chuyên cần.

- NLĐ nghỉ không phép 3 ngày trở lên thì không có tiền TC nhà trọ và xăng xe (dĩ nhiên không có tiền chuyên cần)

- NLĐ nghỉ không phép hoặc có phép quá 3 ngày thì tính các khoản phụ cấp độc hại, trách nhiệm, trợ cấp năng suất, công tác… theo số ngày làm việc trong tháng.

>>> Để có được sự đồng thuận và hợp lý trong việc thực hiện bảng lương gồm các chế độ phúc lợi như phụ cấp, trợ cấp, bảo hiểm xã hội… DN cần tham khảo, chia sẻ, và cập nhật thông tin từ các DN khác, từ liên đoàn LĐVN, các tổ chức chính trị xã hội và nhất là các văn bản quy định pháp luật. Mặt khác, mọi quy định của DN cần phải phổ biến và niêm yết công khai để mọi người được hiểu rõ và làm đúng.
Previous
Next Post »