5 bí quyết làm chủ buổi phỏng vấn dành cho những người hướng nội

Nếu bạn là người hướng nội thì buổi phỏng vấn tìm việc làm có lẽ là cơn ác mộng tồi tệ nhất đối với bạn. Bạn phải đến một nơi xa lạ và dành rất nhiều thời gian để nói chuyện với người mà bạn chưa từng gặp trước đó. Và còn tồi tệ hơn nữa khi mà vấn đề chủ yếu trong cuộc trò chuyện lại xoay quanh bạn. Điều đó khiến bạn bối rối và thậm chí còn không đủ can đảm để mở lời.
Tính cách rụt rè có thể đặt bạn vào một vị thế bất lợi nhưng bạn hoàn toàn có thể vượt qua nỗi sợ và ghi điểm trong buổi phỏng vấn nếu như bạn nắm được các mẹo và phương pháp giảm bớt áp lực. Dưới đây là 5 bí quyết giúp cho những người có tính cách hướng nội có thể hoàn thành buổi phỏng vấn suôn sẻ và nâng cao cơ hội nhận được công việc mình yêu thích: 




1. Tưởng tưởng bạn đang nói chuyện với một người bạn cũ

Nếu như đối với những người hướng nội như bạn việc kết giao bạn bè là một việc làm rất khó khăn, khiến bạn thấy ngại ngùng thì việc trò chuyện với những người bạn cũ sẽ khiến bạn thấy thoải mái và dễ dàng hơn rất nhiều. Nếu vậy thì sao bạn không tiếp cận với nhà tuyển dụng theo cách này, coi họ như những người bạn lâu năm? Hãy bắt đầu buổi phỏng vấn bằng việc nói về những thứ giúp bạn xây dựng mối quan hệ với nhà tuyển dụng trước khi bắt đầu những câu hỏi hóc búa.
Đừng khiến cho buổi phỏng vấn trở nên khô khan với những câu chuyện tẻ nhạt về công việc, hãy suy nghĩ về những thứ thú vị hơn bên ngoài công việc. Người phỏng vấn bạn chắc hẳn cũng không mong muốn dành ra đến tận 30 phút chỉ để chuyện phiếm với người lạ vậy nên bạn hãy chủ động hỏi họ về những điều khiến họ hứng thú, thử hỏi họ ngày hôm nay của họ như thế nào, đồng nghiệp của họ ra sao…
Nhưng hãy nhớ đừng để mọi thứ đi quá giới hạn nếu bạn không muốn biến mình thành kẻ quái đản hoặc thiếu chuyên nghiệp trong mắt nhà tuyển dụng. Sự ấm áp và chân thành của bạn sẽ giúp bạn đến gần hơn với họ và tạo được ấn tượng tốt.

2. “Google” thông tin về nhà tuyển dụng

Không cần biết bạn có nhận thức được hay không nhưng trong buổi phỏng vấn, người mà bạn sắp phải đối mặt có thể là một chuyên gia “tạo khủng hoảng” và kích thích các nơ-ron thần kinh của bạn hoạt động hết công suất. Do đó, bạn cần phải cẩn trọng và nên dành thời gian để tìm hiểu thông tin về nhà tuyển dụng. Một trong những mạng xã hội mà bạn không nên bỏ qua là LinkedIn, nơi nhiều nhà tuyển dụng cập nhật hồ sơ và có nhiều tương tác, tất nhiên bạn cũng nên ghé qua những trang truyền thông xã hội khác để có được cái nhìn toàn diện về nhà tuyển dụng.
Cách đơn giản và nhanh chóng có được thông tin về nhà tuyển dụng đầu tiên là tìm kiếm trên Google. Bạn sẽ tìm thấy những kiểu sự kiện mà họ quan tâm hay những nhóm, diễn đàn mà họ tham gia. Việc làm này sẽ mang lại bức chân dung đầy đủ nhất về người mà bạn sắp trò chuyện. Bạn cũng đừng quên khám phá những điểm tương đồng giữa hai người, đó có thể là chủ đề trò chuyện nếu như bạn thấy bế tắc ở lần gặp mặt tới.
Cách tốt nhất để phá vỡ bầu không khí ngột ngạt của buổi phỏng vấn là bạn nên nói những thứ như “Tôi hi vọng anh sẽ không phiền nhưng em có xem qua hồ sơ trực tuyến của anh khi tìm hiểu về vị trí này và em thấy anh bước vào cửa hàng X, cửa hàng mà em rất yêu thích. Em muốn mang nó đến đây vì tem chưa bao giờ gặp ai cũng vào cửa hàng này vì anh biết đấy, cửa hàng này thật sự rất khó tìm”.. Nhà tuyển dụng sẽ nhận ra bạn có sự đầu tư nghiên cứu cho buổi phỏng vấn và đánh giá cao hành động tích cực của bạn.

3. Chú ý vào ngôn ngữ cơ thể

Những người hướng nội thường có xu hướng cảm thấy không thoải mái khi nói chuyện với người lạ và điều đó biểu hiện rõ thông qua ngôn ngữ cơ thể của họ. Sự lo lắng khiến họ trở nên sốt ruột, bồn chồn và sự khó chịu khiến họ cảm thấy nặng nề mặc dù họ đang ngồi trên chiếc ghế của chính mình. Tôi biết đây không phải là thông điệp mà bạn muốn gửi cho nhà tuyển dụng nhưng có thể bạn không nhận thức được rằng bạn đang có những tư thế xấu hoặc bạn đang vô tình nhìn chăm chú xuống dưới bàn chân như thể điều đó có thể giúp bạn lấn át đi nỗi sợ.
Hãy dành ít phút để hình dung xem bạn phải thể hiện như thế nào thì mới được xem là có thái độ tự tin và chuyên nghiệp. Bạn đừng nghĩ về những điều họ sẽ nói hoặc bạn phải trả lời câu hỏi của họ ra sao. Thay vào đó, bạn hãy tập trung vào cách họ ngồi, cách họ bộc lộ cảm xúc trên gương mặt và cả cách họ di chuyển khi họ nói và lắng nghe. Những độc tác và tư thế nào của họ khiến bạn cảm nhận được sự tự ti, bạn hoàn toàn có thể học hỏi và áp dụng ngay lúc đó nhưng phải hết sức khéo léo vì nếu không, họ sẽ cho rằng bạn đang true chọc họ.
Trước khi buổi phỏng vấn diễn ra, bạn nên thực hành về ngôn ngữ cơ thể. Hãy tập đứng thẳng và tự tin, kể cả khi bạn một mình hay xung quanh có bạn bè. Bên cạnh đó, bạn cũng nên tập luyện để có cách bắt tay phù hợp. Nếu bạn không biết phải để tay như thế nào hoặc phải bắt tay trong bao lâu thì bạn có thể tra cứu thêm trên mạng, có rất nhiều hướng dẫn chi tiết kèm hình minh họa để bạn có thể dễ hiểu và thực hành.

4. “Đi guốc trong bụng” nhà tuyển dụng

Một trong những nỗi sợ lớn nhất của những ứng viên hướng nội về buổi phỏng vấn là sợ mình trở nên vô dụng hoặc nói sai một điều gì đó trước nhà tuyển dụng. Để giảm bớt sự lo lắng này, bạn nên thực hành trước máy quay. Hãy liệt kê danh sách những câu hỏi mà bạn dự định sẽ hỏi, sau đó ghi hình lại câu trả lời của bạn. Bạn nên đặt máy quay hoặc điện thoại thông minh của mình ở vị trí mà bạn tưởng tượng nhà tuyển dụng đang ngồi đó để có được những hình ảnh khách quan nhất.
Khi bạn xem lại video, hãy ghi chú lại những câu hỏi mà bạn cho là hay nhất hay những điều khiến bạn cảm thấy thoải mái khi nói. Sau đó hãy luyện tập lại một lần nữa. Cố gắng liên kết những ưu điểm mà bạn nhìn ra được sau lần quay đầu tiên lại thành một chuỗi. Sau mỗi câu trả lời cho mỗi câu hỏi, bạn sẽ rút ra được kinh nghiệm cũng như có thêm ý tưởng để đưa ra một câu trả lời hoàn hảo hơn, và điều này sẽ khiến bạn cảm thấy bớt căng thẳng hơn trong buổi phỏng vấn thực sự.

5. Hãy nghĩ tới điểm chung giữa bạn và nhà tuyển dụng: niềm đam mê đối với công ty

Bạn thường ứng tuyển vào một tổ chức bởi vì bạn cảm thấy hứng thú với lĩnh vực, công việc mà họ đang thực hiện hoặc sắp triển khai. Nếu như người phỏng vấn bạn không chán ghét công việc của họ thì chúc mừng bạn, ít nhất bạn và họ cũng có một điểm chung. Mỗi khi bạn cảm thấy hồi hộp hay lo lắng, hãy tập trung vào những điều khiến bạn thấy hào hứng ở công ty. Việc làm này giúp bạn có được mối liên kết với nhà tuyển dụng và giúp buổi trò chuyện diễn ra trôi chảy.
Bạn nên hỏi những câu hỏi thể hiện sự tò mò của bạn dành cho công ty cũng như nên đưa ra những ý tưởng, giải pháp giúp công ty phát triển hơn nếu bạn được nhận vào làm. Nếu tâm trí bạn cứ liên tục xuất hiện những câu hỏi thì bạn đừng ngại thể hiện sự thắc mắc của mình vì nếu cứ phải giữ lại những câu hỏi đó chỉ khiến bạn bị phân tán trong suốt buổi phỏng vấn. Tuy nhiên, một buổi phỏng vấn tốt đẹp thường diễn ra như một cuộc trò chuyện hàng ngày, với ít những câu hỏi và câu trả lời.
Khi bạn nhận được cơ hội phỏng vấn cho một vị trí tốt, tự nhiên bạn sẽ cảm thấy một áp lực vô hình và không thể tránh khỏi cảm giác lo lắng. Hy vọng những mẹo nhỏ mà chúng tôi cung cấp bên trên sẽ giúp cho bạn vượt qua được nỗi sợ và thể hiện được tất cả những gì mình có. 

Tìm việc nhanh lương cao từ những công ty hàng đầu trong và ngoài nước đang chờ bạn tại iconicJob.vn
Previous
Next Post »