Chức danh nghề nghiệp tốt nghiệp đại học - sau đại học

Cử nhân là gì? Kỹ sư là gì?
Hệ thống giáo dục đại học và trên đại học Việt Nam được điều chỉnh bởi Luật Giáo Dục 2005– Sửa đổi bổ sung 2009; Luật Giáo dục đại học 2012 và các quy phạm pháp luật liên quan. Theo đó người tốt nghiệp đại học khối ngành thiên về văn hoá xã hội (Văn, Sử, Địa…) được gọi là Cử Nhân; ví dụ: cử nhân Đông phương học. Người tốt nghiệp đại học khối ngành kỹ thuật thiên về khoa học tự nhiên (Toán, Lý, Hoá..) được gọi là Kỹ Sư; ví dụ: kỹ sư điện công nghiệp. Trường hợp những người học các chuyên ngành về nghệ thuật, y tế… thi đầu vào các môn vừa tự nhiên vừa xã hội hoặc môn năng khiếu (múa hát, diễn xuất)… khi đó người trình độ đại học được cấp bằng bác sĩ, dược sĩ; hoặc bằng đại học có tên gọi chung chung như: “Bằng TNĐH chuyên ngành…”
Trình độ trên đại học thường được gọi là thạc sĩ, tiến sĩ (có tên gọi: Bằng Thạc sĩ/Tiến sĩ chuyên ngành…). Ngoài ra có những người có chức danh như Thanh tra viên, Luật sư, Thẩm phán… vừa phải có bằng ĐH vừa được đào tạo thêm ít nhất 1 khoá từ 12 tháng trở lên (thường được gọi là nghiệp vụ) và qua ít nhất 2 đợt thi tuyển nữa. Có thể nói những người này có kiến thức tương đương cao học của các chức danh thạc sĩ.
Học Vị là gì?
Những người có trình độ đại học hoặc trên đại học với các bằng cấp tương ứng trên được gọi là học vị. Chẳng hạn: 1 anh tốt nghiệp đại học sư phạm ngoại ngữ, thì có thể nói rằng anh ta có học vị là Cử Nhân.
Học Hàm là gì?
Học hàm dùng để chỉ các danh hiệu trong hệ thống giáo dục và đào tạo được phong tặng cho người làm công tác giảng dạy hoặc nghiên cứu. Những người này có học vị và trình độ chuyên môn cao. Ở Việt Nam có hai học hàm chính: giáo sư và phó giáo sư. Từng thời kì xã hội, tiêu chuẩn để có được danh hiệu giáo sư và phó giáo sư có thể thay đổi và không đòi hỏi người được công nhận phải đang làm công tác giảng dạy hoặc nghiên cứu. (VD: giáo sư danh dự).
Dưới đây là các học vị thông thường của những người được đào tạo tốt nghiệp đại học và trên đại học:
1/
KIỂM SÁT VIÊN
Thực hiện chức năng thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp
KIỂM TRA VIÊN
Giúp Kiểm sát viên thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp; thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo sự phân công của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân
Văn bản pháp lý quy định: Luật Tổ chức viện Kiểm sát nhân dân 2014
TIÊU CHUẨN/ĐIỀU KIỆN CHUNG
- Có trình độ cử nhân luật trở lên.
- Đã được đào tạo về nghiệp vụ kiểm sát.
- Có thời gian làm công tác pháp luật từ 04 năm trở lên;
- Đã trúng tuyển kỳ thi vào ngạch Kiểm sát viên sơ cấp.
KSV sơ cấp
- Có thời gian làm công tác pháp luật từ 04 năm trở lên;
- Đã trúng tuyển kỳ thi vào ngạch Kiểm sát viên sơ cấp.
KSV trung cấp
- Đã là Kiểm sát viên trung cấp ít nhất 05 năm;
- Đã trúng tuyển kỳ thi vào ngạch Kiểm sát viên cao cấp.
KSV cao cấp
- Đã là Kiểm sát viên trung cấp ít nhất 05 năm;
- Đã trúng tuyển kỳ thi vào ngạch Kiểm sát viên cao cấp.
- ĐB: Đã có thời gian làm công tác pháp luật từ 15 năm trở lên, có thể được bổ nhiệm làm Kiểm sát viên cao cấp của Viện kiểm sát nhân dân; nếu là sĩ quan quân đội tại ngũ thì có thể được bổ nhiệm làm Kiểm sát viên cao cấp của Viện kiểm sát quân sự.
KSV Viện kiểm sát nhân dân tối cao
- Đã là Kiểm sát viên cao cấp ít nhất 05 năm;
- ĐB: đã có thời gian làm công tác pháp luật từ 20 năm trở lên, có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
2/
LUẬT SƯ
Thực hiện dịch vụ pháp lý (bao gồm hoạt động tố tụng) theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức.
Văn bản pháp lý quy định: Luật Luật sư 2006-SĐBS 2012 ;
Điều kiện tốt nghiệp
- Có bằng cử nhân luật,
- Đào tạo nghiệp vụ 12 tháng
- Thi từng học phần/tín chỉ + thi tốt nghiệp
Thực tập hành nghề
12 tháng
- Đăng ký tập sự tại Đoàn luật sư ở địa phương
- Được Đoàn luật sư cấp Giấy chứng nhận người tập sự hành nghề luật sư.
- Kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư do liên đoàn Luật sư VN tổ chức (bộ tư pháp giám sát)
ĐIÊU KIỆN BỔ NHIỆM /
Cấp chứng chỉ hành nghề
- Đã được đào tạo nghề luật sư
- Đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư,
- Có chứng chỉ hành nghề luật sư và gia nhập một Đoàn luật sư.
- Hồ sơ gửi Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư (7 ngày) chuyển Bộ tư pháp (20 ngày)
Tổng thời gian ~3.5năm
+ 4.5 năm ĐH = 8năm
3/
CÔNG CHỨNG VIÊN
Chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản, tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt
Văn bản pháp lý quy định: Luật Công chứng 2014
Điều kiện tốt nghiệp
- Có bằng cử nhân luật,
- Đào tạo nghiệp vụ 12 tháng
- Thi từng học phần/tín chỉ + thi tốt nghiệp
Thực tập hành nghề
12 tháng
- Phải đăng ký tập sự tại Sở Tư pháp ở địa phương nơi có tổ chức hành nghề công chứng nhận tập sự.
Thời gian tập sự hành nghề công chứng là 12 tháng đối với người có giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng (nghiệp vụ) ; 06 tháng đối với người có giấy chứng nhận bồi dưỡng nghề công chứng (Luật sư).
- Báo cáo kết quả tập sự lên STP
- Kiểm tra kết quả tập sự do bộ tư pháp chủ trì
ĐIÊU KIỆN BỔ NHIỆM /
Cấp chứng chỉ hành nghề
- Có thời gian công tác pháp luật từ năm năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức;
- Có Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề công chứng;
- Đã qua thời gian tập sự hành nghề công chứng;
- Có sức khoẻ bảo đảm hành nghề công chứng.
4/
THẨM PHÁN
Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật
Văn bản pháp lý quy định:
Luật Tổ Chức Tòa Án Nhân Dân 2014
Tiêu chuẩn chung
- Có trình độ cử nhân luật trở lên.
- Đã được đào tạo nghiệp vụ xét xử.
- Có thời gian làm công tác thực tiễn pháp luật.
TP sơ cấp
- Có thời gian làm công tác pháp luật từ 05 năm trở lên;
- Đã trúng tuyển kỳ thi tuyển chọn Thẩm phán sơ cấp.
TP trung cấp
- Đã là Thẩm phán sơ cấp từ đủ 05 năm trở lên;
- Đã trúng tuyển kỳ thi nâng ngạch Thẩm phán trung cấp.
HOẶC ĐẶC BIỆT:
- Đã có thời gian làm công tác pháp luật từ 13 năm trở lên
Đã trúng tuyển kỳ thi tuyển chọn vào ngạch Thẩm phán trung cấp.
TP cao cấp
- Đã là Thẩm phán trung cấp từ đủ 05 năm trở lên;
- Đã trúng tuyển kỳ thi nâng ngạch Thẩm phán cao cấp.
HOẶC ĐẶC BIỆT:
- Đã có thời gian làm công tác pháp luật từ 18 năm trở lên;
- Đã trúng tuyển kỳ thi tuyển chọn vào ngạch Thẩm phán cao cấp.
TP tối cao
- Đã là Thẩm phán cao cấp từ đủ 05 năm trở lên;
- Người không công tác tại các Tòa án nhưng giữ chức vụ quan trọng; am hiểu sâu sắc nhiều lĩnh vực hoặc là những chuyên gia, nhà khoa học đầu ngành về pháp luật có năng lực xét xử những vụ án… thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
5/
NHÀ BÁO
Là người Có thẻ nhà báo, làm công tác báo chí chuyên nghiệp như xác minh, đánh giá và cung cấp thông tin về mọi vấn đề trong xã hội.
Văn bản pháp lý quy định: Luật Báo chí 1989 – SĐBS 1999; Thông tư 07/2007/TT-BVHTT
Điều kiện cấp thẻ
- Tốt nghiệp đại học;
- Có thời gian công tác liên tục theo chế độ biên chế hoặc hợp đồng dài hạn tại cơ quan báo chí đề nghị cấp Thẻ từ ba (3) năm trở lên, tính đến thời điểm xét cấp Thẻ;
- Không vi phạm quy định về phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp báo chí; không bị xử lý kỷ luật từ khiển trách trở lên trong thời hạn 12 tháng tính đến thời điểm xét cấp Thẻ;
- Được cơ quan báo chí, cơ quan chủ quản báo chí, Sở Văn hóa – Thông tin (đối với báo chí các tỉnh, thành phố) và Hội nhà báo cùng cấp thống nhất đề nghị cấp Thẻ nhà báo.
6/
THỪA PHÁT LẠI
Là người được Nhà nước bổ nhiệm để làm các công việc về thi hành án dân sự, tống đạt giấy tờ, lập vi bằng và các công việc khác theo quy định của Nghị định và pháp luật có liên quan.
Văn bản pháp lý quy định:
Nghị định 135/2013/NĐ-CP SĐBS 61/2009/NĐ-CP
Tiêu chuẩn bổ nhiệm
- Không có tiền án;
- Có bằng cử nhân luật;
- Đã công tác trong ngành pháp luật trên 05 năm hoặc đã từng là Thẩm phấn, Kiểm sát viên, Luật sư; Chấp hành viên, Công chứng viên, Điều tra viên từ Trung cấp trở lên;
- Có chứng chỉ hoàn thành lớp tập huấn về nghề Thừa phát lại do Bộ Tư pháp tổ chức; (1 tháng)
- Không kiêm nhiệm hành nghề Công chứng, Luật sư và những công việc khác theo quy định của pháp luật.
7/
CHẤP HÀNH VIÊN
Là người được Nhà nước giao nhiệm vụ thi hành các bản án, quyết định của toà án dân sự.
Văn bản pháp lý quy định:
Luật Thi Hành Án Dân Sự 2008 – SĐBS 2014
Người đang là Thẩm phán, Kiểm sát viên, Điều tra viên chuyển công tác đến cơ quan thi hành án dân sự có thể được bổ nhiệm làm Chấp hành viên ở ngạch tương đương mà không qua thi tuyển.
Chấp hành viên sơ cấp
- Có trình độ cử nhân luật trở lên
- Có thời gian làm công tác pháp luật từ 03 năm trở lên;
- Đã được đào tạo nghiệp vụ thi hành án dân sự; (6 tháng)
- Trúng tuyển kỳ thi tuyển Chấp hành viên sơ cấp.
Chấp hành viên trung cấp
- Đủ tiêu chuẩn CHV sơ cấp
- Có thời gian làm Chấp hành viên sơ cấp từ 05 năm trở lên;
- Trúng tuyển kỳ thi tuyển Chấp hành viên trung cấp.
* Đặc biệt: người có đủ tiêu chuẩn, đã có thời gian làm công tác pháp luật từ 10 năm trở lên thì có thể được bổ nhiệm Chấp hành viên trung cấp
Chấp hành viên cao cấp
- Người có đủ tiêu chuẩn làm CHV trung cấp
- Có thời gian làm Chấp hành viên trung cấp từ 05 năm trở lên;
- Trúng tuyển kỳ thi tuyển Chấp hành viên cao cấp.
* ĐB: Người có thời gian làm công tác pháp luật từ 15 năm trở lên thì có thể được bổ nhiệm Chấp hành viên cao cấp
8/
KIỂM TOÁN VIÊN
Là người được cấp chứng chỉ kiểm toán viên theo quy định của pháp luật hoặc người có chứng chỉ của nước ngoài được Bộ Tài chính công nhận và đạt kỳ thi sát hạch về pháp luật Việt Nam kiểm tra, đưa ra ý kiến độc lập của mình về báo cáo tài chính và công việc kiểm toán khác theo hợp đồng kiểm toán
Văn bản pháp lý quy định: Luật kiểm toán độc lập 2011;
Thông tư 129/2012/TT-BTC
Tiêu chuẩn
- Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên về chuyên ngành Tài chính, Ngân hàng, Kế toán, Kiểm toán; hoặc có bằng tốt nghiệp đại học các chuyên ngành khác và có tổng số đơn vị học trình (hoặc tiết học) các môn học: Tài chính, Kế toán, Kiểm toán, Phân tích hoạt động tài chính, Thuế từ 7% trên tổng số học trình (hoặc tiết học) cả khóa học trở lên; hoặc có bằng tốt nghiệp đại học các chuyên ngành khác và có văn bằng, chứng chỉ hoàn thành các khoá học do Tổ chức nghề nghiệp quốc tế về kế toán, kiểm toán cấp
- Có thời gian công tác thực tế về tài chính, kế toán từ 60 tháng trở lên tính từ tháng tốt nghiệp ghi trên quyết định tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học đến thời điểm đăng ký dự thi; hoặc thời gian thực tế làm trợ lý kiểm toán ở doanh nghiệp kiểm toán từ 48 tháng trở lên tính từ tháng ghi trên quyết định tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học đến thời điểm đăng ký dự thi;
9/
KẾ TOÁN TRƯỞNG
- Thực hiện, Tổ chức điều hành bộ máy kế toán theo quy định của pháp luật
- Lập báo cáo tài chính.
- Có ý kiến bằng văn bản với người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán về việc tuyển dụng, thuyên chuyển, tăng lương, khen thưởng, kỷ luật người làm kế toán, thủ kho, thủ quỹ;
- Yêu cầu các bộ phận liên quan trong đơn vị kế toán cung cấp đầy đủ, kịp thời tài liệu liên quan đến công việc kế toán và giám sát tài chính của kế toán trưởng;
- Bảo lưu ý kiến chuyên môn bằng văn bản khi có ý kiến khác với ý kiến của người ra quyết định;
Văn bản pháp lý quy định:
Luật Kế toán 2003; Thông tư liên tịch 13/2005/TTLT/BTC-BLĐTBXH
Tiêu chuẩn
- Có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán từ bậc trung cấp trở lên;
- Thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất là hai năm đối với người có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán từ trình độ đại học trở lên và thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất là ba năm đối với người có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán bậc trung cấp.
- Phải có chứng chỉ qua lớp bồi dưỡng kế toán trưởng.
Theo từng ngành nghề, kế toán trưởng được quy định chi tiết với các tiêu chuẩn đặc thù.
10/
THANH TRA VIÊN
Thanh tra viên chính là công chức chuyên môn nghiệp vụ của cơ quan thanh tra nhà nước, thực hiện các nhiệm vụ thanh tra nhà nước. Khi tiến hành thanh tra phải tuân thủ pháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp luật và Thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp về nhiệm vụ được giao.
Bao gồm 3 ngạch sau:
a) Thanh tra viên;
b) Thanh tra viên chính;
c) Thanh tra viên cao cấp.
Văn bản pháp lý quy định: Luật Thanh tra 2010;
Nghị định 97/2011/NĐ-CP
Tiêu chuẩn chung/
Tiêu chuẩn thanh tra viên
- Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên phù hợp với chuyên môn thuộc ngành, lĩnh vực đang công tác;
- Có văn bằng hoặc chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ ngạch thanh tra viên;
- Có văn bằng hoặc chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước ngạch chuyên viên;
- Có văn bằng hoặc chứng chỉ ngoại ngữ trình độ B trở lên thuộc 01 trong 05 thứ tiếng: Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc, Đức. Đối với công chức công tác tại các địa phương ở vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo có sử dụng tiếng dân tộc thiểu số phục vụ trực tiếp cho công tác thì được thay thế chứng chỉ ngoại ngữ bằng chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc Thủ trưởng cơ quan thanh tra nơi công chức đó công tác xác nhận;
- Sử dụng thành thạo tin học văn phòng hoặc có chứng chỉ tin học văn phòng;
- Có thời gian ít nhất 02 năm làm công tác thanh tra (không kể thời gian tập sự, thử việc).
Thanh tra viên chính
- Đủ tiêu chuẩn chung
- Có văn bằng hoặc chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ ngạch thanh tra viên chính;
- Có văn bằng hoặc chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước ngạch chuyên viên chính;
- Có thời gian công tác ở ngạch thanh tra viên và tương đương tối thiểu là 09 năm
Thanh tra viên cao cấp
- Đủ tiêu chuẩn chung
- Có văn bằng hoặc chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ ngạch thanh tra viên cao cấp;
- Có văn bằng hoặc chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước ngạch chuyên viên cao cấp;
- Có trình độ cao cấp lý luận chính trị;
- Có văn bằng hoặc chứng chỉ ngoại ngữ trình độ C trở lên thuộc 01 trong 05 thứ tiếng: Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc, Đức;
- Có thời gian công tác ở ngạch thanh tra viên chính và tương đương tối thiểu là 06 năm
11/
ĐĂNG KIỂM VIÊN
Là người hoạt động kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới thuộc lĩnh vực giao thông đường bộ
Văn bản pháp lý quy định: Luật Giao thông đường bộ 2008; Thông tư 27/2013/TT-BGTVT
Tiêu chuẩn chung/ Đăng kiểm viên
1. Trình độ chuyên môn: Tốt nghiệp đại học chuyên ngành cơ khí phương tiện giao thông cơ giới đường bộ; trong chương trình đào tạo phải có các nội dung sau: Lý thuyết ô tô, cấu tạo ô tô, kết cấu tính toán ô tô, bảo dưỡng kỹ thuật ô tô, động cơ đốt trong và điện ô tô.
2. Kinh nghiệm công tác: Làm việc trực tiếp theo ngành nghề đào ít nhất 02 năm tại các cơ sở sửa chữa, bảo dưỡng, sản xuất, lắp ráp ô tô hoặc ít nhất 03 năm tại Trung tâm đăng kiểm.
3. Trình độ nghiệp vụ: Được cấp Giấy chứng nhận hoàn thành lớp Tập huấn nghiệp vụ đăng kiểm xe cơ
- Sử dụng thành thạo các chương trình phần mềm phục vụ công tác đăng kiểm: Chương trình Quản lý kiểm định xe cơ giới; chương trình đánh giá kết quả kiểm tra; chương trình tra cứu từ xa, tra cứu phương tiện nhập khẩu và sản xuất lắp ráp; chương trình cảnh báo các phương tiện không được kiểm định, phương tiện không đạt tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường; các chương trình tra cứu kiểu loại phương tiện.
4. Trình độ tiếng Anh: Tối thiểu trình độ A hoặc tương đương.
5. Được Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam công nhận, cấp Giấy chứng nhận đăng kiểm viên xe cơ
Đăng kiểm viên xe cơ giới bậc cao
1. Trình độ chuyên môn: Tốt nghiệp đại học chuyên ngành cơ khí phương tiện giao thông cơ giới đường bộ; trong chương trình đào tạo phải có các nội dung sau: Lý thuyết ô tô, cấu tạo ô tô, kết cấu tính toán ô tô, bảo dưỡng kỹ thuật ô tô, động cơ đốt trong và điện ô tô.
2. Kinh nghiệm công tác: Có thời gian làm đăng kiểm viên xe cơ giới tối thiểu 3 năm.
3. Trình độ nghiệp vụ: Được cấp Giấy chứng nhận hoàn thành lớp Tập huấn nghiệp vụ đăng kiểm xe cơ
4. Trình độ tiếng Anh: Tối thiểu trình độ B hoặc tương đương; đọc, hiểu và dịch được các thông số kỹ thuật cơ bản của ô tô bằng ngôn ngữ tiếng Anh.
5. Được Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam công nhận, cấp Giấy chứng nhận đăng kiểm viên xe cơ giới
12/
ĐẤU GIÁ VIÊN
Là người được cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá theo quy định pháp luật có vai trò điều hành các cuộc mua bán theo đúng trình tự, thủ tục bán đấu giá tài sản
Văn bản pháp lý quy định: 17/2010/NĐ-CP
Điều kiện cấp chứng chỉ
- Đã tốt nghiệp đại học ngành luật hoặc ngành kinh tế;
- Đã qua khóa đào tạo nghề đấu giá. (3 tháng)Những người sau đây được miễn đào tạo nghề đấu giá:
a) Giáo sư, phó giáo sư, tiến sỹ luật; giáo sư, phó giáo sư, tiến sỹ kinh tế; luật sư, thừa phát lại;
b) Đã là thẩm tra viên chính ngành Tòa án, kiểm tra viên chính ngành Kiểm sát; thanh tra viên chính; thẩm tra viên chính thi hành án; chuyên viên chính; nghiên cứu viên chính, giảng viên chính trong lĩnh vực pháp luật hoặc kinh tế;
c) Đã là thẩm tra viên cao cấp ngành Tòa án, kiểm tra viên cao cấp ngành Kiểm sát; thanh tra viên cao cấp; thẩm tra viên cao cấp thi hành án; chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật hoặc kinh tế;
d) Đã là thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên, đấu giá viên, công chứng viên, chấp hành viên.
13/
THẠC SĨ
Là người được đào tạo bổ sung, cập nhật và nâng cao kiến thức chuyên ngành; tăng cường kiến thức liên ngành; có kiến thức chuyên sâu trong một lĩnh vực khoa học chuyên ngành hoặc kỹ năng vận dụng kiến thức đó vào hoạt động thực tiễn nghề nghiệp; có khả năng làm việc độc lập, tư duy sáng tạo và có năng lực phát hiện, giải quyết những vấn đề thuộc ngành, chuyên ngành được đào tạo.
Văn bản pháp lý quy định: Thông tư 15/2014/TT-BGDĐT:
Thời gian đào tạo
- Hình thức giáo dục chính quy
- Thi tuyển: Môn ngoại ngữ, môn chuyên ngành và 1 môn khác
- Tập trung liên tục 18 tháng; TT theo đợt 24t
- 12t đối với người TNĐH học 5 năm
Điều kiện cấp bằng
- Tốt nghiệp đại học;
- Có điểm trung bình chung các học phần trong chư-ơng trình đào tạo cao học đạt từ 5,5/10 trở hoặc điểm C trở lên (theo thang điểm chữ);
- Đạt trình độ ngoại ngữ tối thiểu phải từ bậc 3/6 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương
- Điểm luận văn đạt từ 5,5 trở lên;
14/
TIẾN SĨ
Là người được đào tạo là nhà khoa học, có trình độ cao về lý thuyết và năng lực thực hành phù hợp, có khả năng nghiên cứu độc lập, sáng tạo, khả năng phát hiện và giải quyết được những vấn đề mới có ý nghĩa về khoa học, công nghệ và hướng dẫn nghiên cứu khoa học.
Văn bản pháp lý quy định:
10 /2009/TT-BGDĐT
* ĐK: – Phải có bằng thạc sĩ hoặc tốt nghiệp đại học hệ chính quy loại khá trở lên
- Phải có 2 thư giới thiệu
- Phải Có một bài luận về đề tài dự định nghiên cứu
- Có trình độ ngoại ngữ theo quy định
Thời gian đào tạo
- Đối với người có bằng thạc sĩ là 3 năm tập trung liên tục; đối với người có bằng tốt nghiệp đại học là 4 năm tập trung liên tục.
- Đối với nghiên cứu sinh phải có tổng thời gian học và nghiên cứu như quy định trên trong đó có ít nhất 12 tháng tập trung liên tục tại cơ sở đào tạo để thực hiện đề tài nghiên cứu.
Điều kiện cấp bằng
- Có bằng ĐH, trên ĐH về tiếng Anh hoặc có chứng chỉ tiếng Anh TOEFL iBT 61 điểm hoặc TOEFL ITP (nội bộ) 500 điểm hoặc IELTS 5.0 trở lên hoặc tương đương. Trình độ ngoại ngữ tương đương được xác định theo chuẩn B1, B2 của Khung Châu Âu Chung (CEF)
- Bảo vệ thành công luận án
15/
PHÓ GIÁO SƯ, GIÁO SƯ (Học hàm)
Là người được cơ quan có thẩm quyền phong tặng chức danh đặc biệt trong lĩnh vự giáo dục và nghiên cứu
Văn bản pháp lý quy định:
Quyết định 20/2012/QĐ-TTg SĐBS 174/2008/QĐ-TTg
Tiêu chuẩn
- Có đủ tiêu chuẩn của nhà giáo theo quy định của Luật Giáo dục và các văn bản hướng dẫn thực hiện.
- Có bằng tiến sĩ từ đủ 36 tháng trở lên kể từ ngày có quyết định cấp bằng tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ đăng ký xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư tại Hội đồng Chức danh giáo sư cơ sở
Nếu đã có bằng tiến sĩ nhưng chưa đủ 36 tháng tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ thì phải có số công trình khoa học quy đổi gấp hai lần tiêu chuẩn quy định tại khoản 4 Điều này.
- Có đủ và có ít nhất 50% số công trình khoa học (theo quy định của BGD) quy đổi từ các bài báo khoa học và 25% số công trình khoa học quy đổi được thực hiện trong ba năm cuối tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ. Có tham gia giảng dạy từ trình độ đại học trở lên tại cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam và phải có công trình khoa học, công nghệ đặc biệt xuất sắc đã được công bố và đánh giá cao; được tặng giải thưởng lớn ở trong nước hoặc ở nước ngoài.
- Có báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học, công nghệ và đào tạo dưới dạng một công trình khoa học tổng quan trình bày ý tưởng khoa học, hướng nghiên cứu chính, phương pháp nghiên cứu, kết quả nghiên cứu và đào tạo của tác giả từ sau khi bảo vệ luận án tiến sĩ đối với người đăng ký xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh phó giáo sư hoặc từ sau khi được công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh phó giáo sư đối với người đăng ký xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư.
- Sử dụng thành thạo một ngoại ngữ phục vụ cho công tác chuyên môn và giao tiếp được bằng tiếng Anh.”
- Đạt từ hai phần ba số phiếu tín nhiệm trở lên của tổng số thành viên Hội đồng chức danh giáo sư cơ sở, đạt từ ba phần tư số phiếu tín nhiệm trở lên của tổng số thành viên Hội đồng chức danh giáo sư ngành, liên ngành và đạt từ hai phần ba số phiếu tín nhiệm trở lên của tổng số thành viên Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước.
Previous
Next Post »