Mẹo hay cho người mắc chứng “sợ phỏng vấn”

Chúng ta thường sợ những thứ chúng ta không biết rõ. Trong phỏng vấn cũng vậy, đôi khi chúng ta vẫn “sợ phỏng vấn” dù năng lực chuyên môn không thiếu, thậm chí còn có nhiều năm kinh nghiệm nữa. Nhưng đôi khi vẫn “trượt” vì chúng ta e dè, sợ sệt. Vậy đâu là giải pháp cho chứng “sợ phỏng vấn”. Hãy xem thêm bên dưới.

> 14 dấu hiệu bạn được sếp yêu quý > 9 kỹ năng cần thiết cho công việc quản trị nhân sự > 5 bí quyết hoà nhập nhanh với môi trường làm việc mới

1. Thả lỏng toàn bộ cơ thể

meo-hay-cho-nguoi-mac-chung-so-phong-van-1
Thả lỏng cơ thể và bình tĩnh trả lời

Nhiều công trình khoa học đã chứng minh, khi bạn gặp phải tình trạng căng thẳng hoặc quá hồi hộp, việc thả lỏng toàn thân cụ thể là các cơ bắp, khớp xương (khớp tay và chân) đóng vai trò vô cùng quan trọng, nó là một trong những yếu tố lấy lại sự cân bằng cho cơ thể cũng như trạng thái tâm lý. Hoặc hít thở thật sâu nhưng lưu ý mỗi động tác làm phải thật nhẹ nhàng, tránh để nhà tuyển dụng phát hiện.

2. Cố gắng ôn luyện lại các kiến thức

meo-hay-cho-nguoi-mac-chung-so-phong-van-2
Chuẩn bị kiến thức kĩ càng

Kiến thức luôn là nền tảng cốt lõi của cuộc phỏng vấn thành công, sự thành thục nhuần nhuyễn chuyên môn làm nền tảng vững chắc cũng như làm “liều thuốc” đặc trị trứng sợ đứng trước đám đông, mất bình tĩnh khi phỏng vấn. Hơn nữa, khi sự tự tin lộ rõ trên mặt bạn, bạn sẽ thu hút được sự chú ý cũng như tin tưởng của người nghe. Đây là một trong những nhân tố không chỉ góp phần lớn vào thành công của bạn mà còn khiến bạn tự tin hơn, mạnh mẽ hơn để đối diện trực tiếp với nhà tuyển dụng, thậm chí ở đám đông, trong những buổi hội họp, thuyết trình.

3. Tưởng tượng mình là nhà tuyển dụng

meo-hay-cho-nguoi-mac-chung-so-phong-van-3
"Đảo" vị trí đôi khi lại hay đấy

Cứ đơn giản nghĩ bạn sẽ là nhà tuyển dụng chứ không phải người ứng tuyển, hít một hơi thật sâu. Đặt những câu hỏi với nhà tuyển dụng thực sự. Tự tin hỏi về những vấn đề cần biết, ghi chép lại. Đây cũng là cách rất hay giúp bạn bình tĩnh trở lại đấy.

4. Thay đổi cách nghĩ và tâm lý

meo-hay-cho-nguoi-mac-chung-so-phong-van-4
Đừng để tâm lý sợ hãi lấn át nhé

Đôi lúc cũng phải biết rõ chúng ta bị “yếu tâm lý”. Vì vậy đừng quyết tâm cao độ phải thành công, phải làm bằng được chức vụ này, công việc này… mà tự tạo áp lực cho chính mình. Hãy thay đổi cách nghĩ, cứ coi đây là một trải nghiệm nho nhỏ, “thất bại là mẹ của thành công”. Vẫn còn những cơ hội đằng sau, bạn hãy bình tĩnh chờ đợi. Nghĩ như vậy bạn sẽ không cảm thấy quá áp lực, và do đó, bạn đã “giải quyết” nhanh gọn vấn đề căng thẳng hay run sợ khi phỏng vấn.

5. Ăn mặc phù hợp

meo-hay-cho-nguoi-mac-chung-so-phong-van-5
Trang phục phù hợp cũng rất quan trọng đấy

Vẻ ngoài chỉnh chu luôn là nền tảng cho sự tự tin. Bề ngoài có tươm tất thì bạn mới tự tin để trả lời một cách thông minh các câu hỏi của nhà tuyển dụng. Hãy quyết định thật nhanh bạn cần mặc gì, chuẩn bị thật chu đáo rồi sau đó hãy giành thời gian tập trung vào các công việc chuyên môn: ôn luyện các kiến thức, tập nói, tập trả lời các câu hỏi trước gương…

6. Tránh cái nhìn thẳng

meo-hay-cho-nguoi-mac-chung-so-phong-van-1
Tránh ánh mắt nhìn thẳng một chút

Nếu bạn cảm thấy căng thẳng đừng nhìn thẳng vào mắt nhà tuyển dụng, bởi làm như vậy không những khiến bạn thêm căng thẳng mà còn khiến nhà tuyển dụng nhanh chóng nhận ra sự căng thẳng, thiếu tự tin ở bạn. Tuy nhiên, cũng không nên cúi gằm mặt, ngửa mặt lên trần nhà hay nhìn quanh đâu đó. Những động tác ấy sẽ gây phản tác dụng, nhà tuyển dụng càng có ác cảm với bạn hơn. Cách tốt nhất, nên ngồi ngay ngắn, ngẩng cao đầu, nhìn thẳng phía nhà tuyển dụng nhưng không phải là nhìn chằm chằm hay quá trực diện, mà đôi khi hãy nhìn nhanh chóng vào mắt họ với ánh mắt đầy thiện cảm và sự tự tin.

7. “Rào trước đón sau” nói ra sự căng thẳng của mình

meo-hay-cho-nguoi-mac-chung-so-phong-van-7
Cứ bình tĩnh và nói thẳng là mình lo lắng

“Mình có đôi chút căng thẳng, mong anh/ chị thông cảm”, đừng quên khi nói câu này bạn phải luôn nở nụ cười trên môi. Thực ra, ai đi phỏng vấn cũng đều căng thẳng, do đó, không có nhà tuyển dụng nào lại chê cười sự thành khẩn ấy. Làm như vậy bạn vừa “trút” được gánh nặng căng thẳng phần nào, cũng như lấy lại sự tự tin thông qua cách xử lý linh hoạt ấy của mình.

8. Nói từ từ, ngắn gọn và rõ ràng

meo-hay-cho-nguoi-mac-chung-so-phong-van-8
Cứ chậm rãi và rõ ràng là được

Câu trả lời mà nhà tuyển dụng cần là những câu trả lời ngắn gọn nhưng rõ ràng, đi đúng trọng tâm vấn đề. Và qua đó, họ cũng đánh giá được năng lực tổng hợp kiến thức cũng như sự phản ứng nhanh nhạy và năng lực vững chắc của bạn. Đừng vì căng thẳng quá, run sợ quá mà bạn “bắn như liên thanh”. Cũng đừng nên nói dài dòng, chen thêm những lời ậm ừ, điều đó “ không khảo mà tra” ra sự mất tự tin ở bạn.
Đọc thêm nhiều bài viết khác:

Cách viết CV đúng
Mẹo viết CV khi chưa có kinh nghiệm
Những câu hỏi phỏng vấn khó nhất
Những câu hỏi thường gặp khi đi phỏng vấn
Nên chuẩn bị gì trước mỗi buổi phỏng vấn
Nên hỏi nhà tuyển dụng điều gì khi đi phỏng vấn
Các bước của một buổi phỏng vấn
Previous
Next Post »