> Làm việc tại công ty nhỏ – lối tắt để trở thành Sếp
> 5 yếu tố làm giảm năng suất làm việc của bạn
> Đối phó với nhân viên lười biếng, hãy “điều trị” chứ đừng “loại bỏ”!
1. Chuẩn bị thủ tục xin nghỉ việc
Khi bắt đầu tìm kiếm công việc mới, cũng là lúc bạn nên bắt đầu chuẩn bị thủ tục xin nghỉ việc. Điều này cần phải làm ngay, vì nếu cơ hội mới đến gõ cửa trong khi bạn còn chưa sẵn sàng để ra đi thì thật đáng tiếc đúng không nào?
2. Suy nghĩ về tình huống công ty sẽ giữ bạn lại
Rất có thể ngay khi bạn đề xuất xin nghỉ việc, công ty sẽ có một cuộc nói chuyện riêng với bạn, mục đích là để giữ bạn lại, tiếp tục công việc hiện tại. Hãy chuẩn bị tâm lý cho việc này, phải xác định rõ lí do tại sao bạn rời bỏ công việc bạn đang làm. Mức lương chưa phù hợp? Khối lượng công việc quá nhiều? Hay môi trường chưa phù hợp với mong muốn của bạn? Hãy cân nhắc kĩ, vì chính những lí do bạn muốn từ bỏ việc làm hiện tại, sẽ là điều được mang ra thảo luận vào thời điểm này. Công ty có thể sẽ tăng lương cho bạn, thay đổi một số yếu tố về công việc để phù hợp với bạn hơn. Hãy nghĩ kĩ về tình huống này, để đưa ra cho mình quyết định chính xác hơn về việc “đi hoặc ở”.
Ứng xử thông minh khi sếp giữ bạn lại
3. Hoàn tất công việc đang làm, và chuẩn bị tài liệu bàn giao
Ngay khi có quyết định chấp thuận đơn xin nghỉ việc của bạn, thì đây chính là lúc bạn phải bắt đầu bàn giao các tài liệu liên quan cho người thay thế hoặc cho công ty. Điều này sẽ mất thời gian nhiều hay ít, phụ thuộc vào quá trình bạn chuẩn bị sẵn sàng đến mức nào. Có thể công ty mới sẽ yêu cầu bạn nhận công việc sớm hơn so với dự định, nên bạn hãy cố gắng bàn giao công việc hiện tại nhanh nhất có thể.
4. Không nói xấu sếp và đồng nghiệp ở những ngày cuối còn làm việc ở công ty
Bạn nên để lại ấn tượng tốt đẹp với đồng nghiệp cũng như sếp của bạn. Đừng nên đi xung quanh nói xấu đồng nghiệp cũ và đừng khen ngợi công ty bạn sắp ứng tuyển. Vì rất có thể nhà tuyển dụng sẽ liên hệ hỏi về thông tin của bạn ở công ty cũ.
Mặt khác, điều này sẽ không tốt cho các mối quan hệ của bạn sau này. Dù lý do ra đi của bạn là gì, hãy luôn giữ thái độ vui vẻ và thân thiện với mọi người. Hãy cố gắng làm việc thật chuyên nghiệp cho đến phút cuối cùng.
5. Có thể đề cử một ứng viên thay thế vị trí của bạn
Để tránh phải mất thời gian và chi phí của công ty, bạn có thể ứng cử một nhân viên khác mà bạn cảm thấy phù hợp với vị trí của bạn. Nếu không bạn có thể đề xuất người khác từ mối quan hệ bên ngoài công ty.
Có thể đề cử một ứng viên thay thế vị trí của bạn
6. Hãy tổ chức tiệc chia tay nhẹ
Hãy tổ chức một bữa liên hoan nhẹ ở công ty trước khi bạn nghỉ, việc này nhỏ nhưng bạn không nên lờ đi. Dù sao đó cũng là người làm việc với bạn lâu nay và đã giúp đỡ bạn rất nhiều trong công việc. Nên tổ chức một bữa tiệc ngọt nhẹ, để nhắc lại những kỉ niệm vui mà bạn trải qua với các đồng nghiệp.
Dù sắp nghỉ việc ở công ty, bạn cũng nên duy trì mối quan hệ tốt với sếp và đồng nghiệp. Bằng những hành động được kể trên, bạn sẽ để lại ấn tượng là một người trách nhiệm với tất cả mọi người.
EmoticonEmoticon