> Đi du lịch giúp tăng thêm cơ hội việc làm, bạn có tin không?
> 15 bí quyết tìm việc làm ở mọi trình độ
> Những điều cần biết khi xin việc chuyên viên Marketing
Có kế hoạch riêng cho những người lười
Nhân viên lười biếng không bao giờ làm việc đúng giờ hay hoàn thành đúng thời hạn. Mỗi lần như vậy họ lại đưa ra một lý do. Vì vậy bạn phải yêu cầu họ có một kế hoạch cụ thể về giờ giấc làm việc và áp dụng mức phạt nặng nếu vi phạm kế hoạch đó. Hãy đề xuất các mục tiêu thường xuyên, thậm chí là mỗi ngày, đồng thời răn đe nhân viên về hậu quả nếu họ bỏ lỡ hoặc không thực hiện công việc.
Những người lười biếng thường trì trệ khi ra quyết định và bắt tay vào làm. Họ bao biện bằng những lý do sáo rỗng. Họ không biết rằng những người khác đang chờ đợi công việc của mình trong trạng thái thất vọng và lo lắng. Nếu bạn không giải quyết triệt để tình trạng này thì nó sẽ làm ảnh hưởng đến môi trường làm việc ở cả công ty.
Vì thế, là một nhà quản lý, để đối phó với nhân viên lười biếng như thế này, bạn phải nghiêm khắc kiểm tra lịch trình của họ, đưa ra thời gian cụ thể và bắt buộc làm việc đúng tiến độ để đảm bảo công việc chung.
Không chê nhưng tỏ thái độ thất vọng
Đa số những nhân viên lười biếng thường không nhận thức được tầm quan trọng và mối liên kết giữa mình và tinh thần đội nhóm. Việc của bạn là làm sao cho họ thấy được sự trì hoãn ảnh hưởng đến công việc chung như thế nào.
Hãy gặp riêng họ và bày tỏ về thái độ thất vọng của mình. Thái độ thất vọng của bạn có thể khiến họ cảm thấy áy náy vì không còn tạo được sự tin tưởng nữa. Nhưng đừng bày tỏ thất vọng theo kiểu mắng nhiếc, chê bai vì có thể làm phản tác dụng.
Giao thêm nhiều việc cho người lười
Có phải bạn đã từng sợ và không dám giao việc cho những nhân viên lười biếng vì sợ họ không làm kịp hoặc làm không tốt hay không? Không phải ai lười cũng làm việc không hiệu quả. Hãy đánh giá năng lực làm việc của họ qua những công việc trước đây. Bill Gates đã nói: “Tôi luôn chọn người lười biếng cho những công việc khó khăn bởi vì họ luôn biết tìm con đường dễ dàng nhất để thực hiện nó”.
Tìm hiểu nguyên nhân vì sao họ lười
Bất kỳ điều gì cũng có lý do của nó. Bạn có thể tìm ra nguyên nhân sự lười biếng của họ qua đồng nghiệp hoặc trao đổi thẳng thắn với họ để tìm ra vấn đề thực sự là gì. Một nhà quản lý giỏi là tìm ra hướng đi tốt nhất và cải thiện tình hình có lợi cho cả hai bên.
Đối phó với nhân viên lười là một thách thức lớn của nhiều nhà quản lý. Họ có thể là một “con sâu làm rầu nồi canh”, ảnh hưởng đến nhiều người nhân viên khác và công việc chung của tập thể. Việc của bạn là làm sao chính bản thân họ vượt qua được căn bệnh của mình và tiếp tục công việc. Việc tuyển dụng một nhân viên trong thời buổi hiện nay rất khó, vì thế thay vì sa thải hãy giúp họ vượt qua được sức ì, điều đó sẽ tốt cho doanh nghiệp của bạn hơn.
EmoticonEmoticon