Cách viết một lá thư xin việc nhà tuyển dụng chắc chắn hẹn bạn phỏng vấn

Mở đầu mạnh mẽ; Đánh bóng bán thân, quảng cáo chính bạn; Kết hợp chặt chẽ các từ khóa; Đừng viết chung một lá thư xin việc cho mọi công việc bạn ứng tuyển... là những cách giúp bạn viết thư tìm việc làm nhanh thu hút nhà tuyển dụng và có một cuộc hẹn phỏng vấn

> Thực tập không lương – chiêu trò của các công ty
> Cách vượt qua các câu hỏi phỏng vấn hành vi khi tìm việc làm
> Tại sao vẫn thất nghiệp dù tốt nghiệp loại giỏi



Sự khác biệt giữa một lá thư xin việc tốt và không tốt là ở chỗ: Bạn có nhận được lời mời đi phỏng vấn xin việc hay không? Viết một bức thư xin việc bằng tay sẽ giúp cho bạn có cơ hội được gặp nhà tuyển dụng và gây được ấn tượng tốt ban đầu.

Dưới đây là cách viết một lá thư xin việc giúp bạn có được một cuộc phỏng vấn và bắt đầu trên con đường giành lấy công việc đó:

1. Mở đầu mạnh mẽ

Bạn muốn gây ấn tượng với nhà tuyển dụng và bước đầu tiên để làm điều này là đảm bảo bức thư được gửi tới đúng địa chỉ. Nếu không có tên trên tin đăng tuyển, hãy nhấc điện thoại và gọi tới công ty để tìm ra ai đang xem những lá thư xin việc và sơ yếu lý lịch gửi tới đó.Cụm từ “Gửi tới ai quan tâm” thật là nhàm chán, đây là một cách lười biếng để mở đầu bất kỳ một bức thư nào.

Bây giờ bạn đã có một cái tên, hãy mở đầu thật mạnh mẽ. Bạn có thể đặt ra một câu hỏi, chẳng hạn như ‘Công việc kinh doanh sẽ có lợi như thế nào nếu có một sự khởi đầu mạnh mẽ?’ Hay, bạn có thể đưa ra một tuyên bố ấn tượng. Hãy chắc chắn rằng bạn thể hiện một vài điều liên quan tới công ty để chỉ ra rằng bạn đã nghiên cứu trước đó và bạn không chỉ đơn thuần là nộp đơn vào những công việc bạn thấy trên quảng cáo (ngay cả khi bạn đang như vậy).

2. Đánh bóng bản thân, quảng cáo chính bạn

Sử dụng đoạn văn thứ hai, thứ ba và thậm chí thứ tư (nếu cần thiết) để bàn về kinh nghiệm, kỹ năng và học vấn của bạn phù hợp với nhu cầu của công ty. Nâng tầm quan trọng thêm một bậc và nói về kinh nghiệm của bạn trong dịch vụ khách hàng, ví dụ, sẽ giúp công ty tăng doanh số bán hàng. Thư xin việc cần tập trung vào cách bạn có thể giúp công ty tuyển dụng. Nhà tuyển dụng không quan tâm việc bạn đã có một doanh số bán hàng lớn, nhưng nếu bạn liên hệ rằng kỹ năng bán hàng của bạn sẽ giúp cho tình hình kinh doanh của công ty sắp tới, bạn đã tạo được một sự liên kết.

3. Kết thúc mạnh mẽ

Thư xin việc của bạn chỉ nên dài một trang. Bạn muốn để cho người đọc biết nhiều hơn, họ sẽ nhấc điện thoại và gọi điện cho bạn. Sau phần giới thiệu mạnh mẽ, một vài đoạn văn chi tiết về kỹ năng và kinh nghiệm của bạn sẽ giúp ích cho công ty, hãy kết thúc bằng một đoạn tổng kết ấn tượng và kêu gọi một hành động – để họ liên hệ với bạn đi phỏng vấn xin việc. Hãy bôi đậm đoạn văn cuối cùng, nhấn mạnh rằng bạn là người thích hợp cho công việc và người đọc có thể tìm hiểu thêm bằng cách xem sơ yếu lý lịch đính kèm hoặc gọi điện cho bạn. Đừng có nhạt nhẽo chỉ yêu cầu một cuộc phỏng vấn tuyển dụng. Phải nhớ luôn luôn cảm ơn nhà tuyển dụng đã dành thời gian đọc thư của bạn.

4. Kết hợp chặt chẽ các từ khóa

Trong suốt lá thư, hãy cố gắng kết hợp một vài từ khóa từ tin đăng tuyển gốc. Nếu trong đó có nói công ty đang tìm kiếm một người có khả năng làm việc nhóm, năng động, hãy sử dụng những từ ngữ này trong thư của bạn và sau đó miêu tả bạn năng động và làm việc nhóm như thế nào. Nhà tuyển dụng sẽ lọc những lá thư xin việc mà sử dụng chính những từ ngữ của họ trong đó. Bạn chắc chắn sẽ gây được sự chú ý của họ bằng cách này.

5. Đừng viết chung một lá thư xin việc cho mọi công việc bạn ứng tuyển

Đối với mỗi công việc bạn ứng tuyển, hãy viết một thư xin việc mới và độc đáo. Không tạo ra một bức thư với hình thức chẳng giống ai. Vì mỗi quảng cáo khác nhau. Vì mỗi tin đăng tuyển là khác nhau, bạn cũng nên có những phản ứng khác nhau. Hãy nhớ rằng, bạn muốn sử dụng những từ ngữ và cụm từ nhất định trong tin đăng tuyển vào lá thư xin việc. Vâng, bạn có thể sử dụng một vài câu giống nhau trong thư xin việc, đừng chỉ dùng “doanh nghiệp của bạn” hay “công ty của bạn”. Và nếu bạn có thể thêm vào một hay hai câu về những kỹ năng của bạn có thể giúp cho nhiệm vụ của tổ chức, hãy chắc chắn miêu tả chính xác. Nó cho thấy bạn đã dành thời gian để nghiên cứu về công ty và đi đúng hướng.

6. Kiểm tra lần cuối cùng

Đừng vội vàng thông qua lá thư xin việc. Hãy đảm bảo rằng lá thư xin việc được cá nhân hóa, riêng tư và luôn đọc nó một vài lần trước khi gửi tới nhà tuyển dụng. Nếu có thể, hãy nhờ ai đó đọc cùng. Đọc danh sách kiểm tra để chắc chắn rằng bạn đã chấm trên đầu tất cả chữ “I” và gạch ngang tất cả chữ “T” của bạn. Kiểm tra lỗi chính tả và ngữ pháp và mọi thứ có thể gây mất thiện cảm đối với người nhận. Nhớ rằng, bạn chỉ có một cơ hội duy nhất để tạo ấn tượng đầu tiên.

Lý do khiến thư xin việc của bạn luôn bị lờ đi

Bạn đang viết những lá thư xin việc theo một cách sai lầm trong mọi lúc.

Hầu như mọi lúc, thư xin việc của bạn bắt đầu kiểu thế này.

“Xin chào, tôi tên là ….. Tôi thấy quảng cáo tuyển dụng của quý công ty và tôi thích ứng tuyển vị trí… tại quý công ty”.

Đừng bao giờ bắt đầu theo cách đó nữa.

Thay vào đó, hãy thu hút sự chú ý ngay lập tức bằng cách mở đầu thư xin việc với câu chuyện của riêng bạn. Đó có thể là điều gì đó xảy ra trong thời gian bạn rảnh rỗi, lúc làm việc hoặc khi đi chơi. Nó có thể vui, thú vị, cường điệu, ấn tượng mạnh hoặc đơn giản là ngớ ngẩn đến buồn cười. Hãy chọn điều gì bạn nghĩ là phù hợp với công ty và vị trí đang tuyển.

Nếu bạn có thể liên hệ câu chuyện với vị trí bạn đang mong muốn, kết hợp nó với những kỹ năng cần thiết, bạn có cơ hội lớn hơn để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Con người luôn thích những câu chuyện, đó chính là logic đằng sau nó.

Đây là một ví dụ hay về cách để mở đầu một thư xin việc đáng đọc:

“Khi còn ở tuổi thiếu niên, tôi đã biết được ông tôi đang mắc bệnh Alzheimer. Dù thật đau xót khi nhìn ông suy yếu dần, tôi quyết định quan tâm ông nhiều hơn, phục vụ những nhu cầu có thể phát sinh của ông và chăm sóc ông nhiều hết mức trong khả năng mình. Điều đó không dễ dàng gì nhưng kinh nghiệm đó khẳng định cho tôi thấy rằng y tá là nghề mơ ước của tôi. Và đó là lý do tại sao tôi thích làm việc trong lĩnh vực y tế và giúp đỡ mọi người. Trích trong “ Bạn toàn viết những thư xin việc sai lầm” của Danny Rubin, News to live by.

Bạn phải theo quy trình như sau:

Nghĩ về vị trí mà bạn muốn nộp đơn
Viết ra những kỹ năng mà công việc đòi hỏi (Nghĩ đến những phẩm chất quan trọng nhất cần cho vị trí đó)
Bây giờ là phần cốt lõi nhất – hãy nhìn lại cuộc đời mình. Nhớ lại một thời điểm hoặc một tình huống cho thấy bạn là mẫu người mà nhà tuyển dụng đang mong muốn. Hãy nhớ tình huống đó không nhất thiết phải xảy ra trong công việc.
Hãy theo những bước này và bạn sẽ có thể viết được lá thư xin việc tốt nhất từ trước tới giờ.

7 phương pháp giúp hoàn thiện bản CV của bạn

CV (curriculum vitae, resume) là một hình thức để bạn quảng cáo bản thân với nhà tuyển dụng. CV bao gồm các thông tin về kỹ năng sống, kinh nghiệm mà bạn có được, đó cũng là cơ sở để nhà tuyển dụng phỏng vấn bạn.

CV xin viec cũng giống như những tờ rơi quảng cáo, vì chúng được tạo ra nhằm cung cấp thông tin xác đáng nhất cho người đọc. Do đó, bản CV của bạn cần phải thu hút được sự chú ý của nhà tuyển dụng bằng chính những thông tin về bản thân, công việc và kinh nghiệm. Nhà tuyển dụng chuyên nghiệp có thể chỉ mất vài giây lướt qua bản CV của bạn, vì vậy bạn cần phải làm thế nào để họ thấy được những kỹ năng mà bạn có thực sự phù hợp với công việc mà họ đang tuyển dụng.

Điều quan trọng là CV và đơn xin việc của bạn cần phải khớp nhau, và phù hợp với công việc mà bạn đang tìm kiếm. Dưới đây là một số cách để hoàn thiện bản CV của bạn.

1. Tạo ấn tượng tốt đầu tiên

Phần đầu tiên của bản CV sẽ chỉ ra những giá trị nào mà bạn sẽ mang lại cho nhà tuyển dụng. Tiêu đề và phần tóm tắt có thể được sử dụng để thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng bằng cách nhấn mạnh những thành tích xuất sắc, kinh nghiệm, chuyên môn và các tiêu chuẩn về nghề nghiệp của bạn.

Ví dụ:

Tiêu đề: Giám đốc Marketing thành thạo nghiệp vụ Marketing và PR
Tóm tắt: Giám đốc Marketing có bảy (7) năm kinh nghiệm trong lĩnh vực quảng cáo, quan hệ công chúng cho nhiều công ty đa quốc gia.

2. Phù hợp với đặc thù ngành nghề

Bạn không thể gửi cùng một bản CV cho nhiều công ty khác nhau để ứng tuyển vào các công việc khác nhau. Bạn nên thay đổi để phù hợp với từng công việc cụ thể. Khi tìm việc bạn nên tập trung vào chuyên ngành mục tiêu của ngành nghề, công ty hay loại hình dịch vụ đó.

3. Nêu bật chuyên môn, năng lực, kỹ năng và thành tích của bạn

Nhấn mạnh những sở thích, kinh nghiệm, kỹ năng, thành tích của bạn cho nhà tuyển dụng biết. Cố gắng thêm những đức tính cần thiết cho công việc để tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng. Nhà tuyển dụng cần phải biết bạn có thích thú với công việc hay không, chuyên môn của bạn là gì và bạn là người như thế nào để từ đó xem bạn có phù hợp với công việc đó hay không.

4. Dễ đọc, dễ hiểu

Nâng cao chất lượng của bản CV bằng cách sử dụng từ ngữ dễ đọc, dễ hiểu. Tránh sử dụng thuật ngữ, thành ngữ, từ rút gọn không cần thiết, vì chúng sẽ khiến việc đọc bản CV giống như việc giải mã hay dịch ngoại ngữ. Thông tin của bản CV phải dễ đọc và dễ hiểu.
Thay đổi theo những cách sau đây để tăng tính dễ đọc:

- Chỉnh phông chữ, giãn chữ bằng cách rút gọn câu và tăng lề. Bạn có thể viết 2 trang nếu cần thiết.

- Tổng hợp các vị trí công việc thay vì liệt kê từng công việc cụ thể.

- Tránh trùng lặp thông tin

- Sử dụng một loại phông chữ và các định dạng chữ (in hoa, in nghiêng, in đậm…) để phân biệt tiêu đề chính và tiêu đề phụ.

- Cố gắng hạn chế những thông tin đọc giống như mô tả về công việc

5. Định lượng hiệu suất công việc và mục tiêu

Cố gắng định lượng hiệu quả công việc của bạn. Luôn luôn đề cập đến các con số, tiền bạc, và số phần trăm thay vì chỉ đề cập đến trách nhiệm công việc.

Định lượng những thông tin sau:

- Doanh thu, tỷ lệ tăng trưởng, số tiền gửi.

- “Chịu trách nhiệm tìm kiếm nhiều khách hàng mới” hoặc “Tìm kiếm được X khách hàng mới trong X tháng”.

- Giám sát trực tiếp 500 nhân viên

6. Trình bày khả năng hoàn thành công việc

Phản ánh những thành tích mà bạn đã đạt được, phác họa những giá trị mà bạn sẽ mang lại cho công ty. Sơ yếu lý lịch của bạn nên nhấn mạnh những thành tích đi kèm với ví dụ minh họa chính xác. Phần này nên được trình bày ngắn gọn.

7. Độ dài

Bạn nên chú ý đến độ dài của bản CV. Nếu bạn có 7 năm kinh nghiệm đảm bảo các vị trí khác nhau, bạn nên viết CV trong 2 trang giấy. Nếu bạn có ít kinh nghiệm thì bạn chỉ trình bày trong 1 trang là hợp lý. Mỗi ngày có hàng nghìn nhà tuyển dụng tìm kiếm ứng viên cho vị trí công việc của họ. Nếu bạn dành thời gian để hoàn thiện bản CV, bạn sẽ có nhiều cơ hội được tuyển dụng hơn. Hãy bắt đầu việc đó ngay từ hôm nay.

Previous
Next Post »