> Tại sao vẫn thất nghiệp dù tốt nghiệp loại giỏi
> Phỏng vấn dựa trên năng lực, không còn khó nữa
> Top 4 quy tắc ứng xử thông minh với những lời bàn tán của cấp dưới
Đã qua rồi những năm tháng ngồi mòn ghế trên giảng đường, buổi lễ tốt nghiệp đã mở ra cánh cửa bước vào đời cho chính bạn. Nộp đơn ứng tuyển là thử thách đầu tiên bạn cần phải vượt qua trong quá trình tìm việc làm gian nan vất vả. Vì sao lại như vậy? Bởi vì hiện nay, trong nhiều hồ sơ ứng tuyển, nhà tuyển dụng còn yêu cầu ứng viên trả lời thêm các câu hỏi phỏng vấn hành vi nên bạn cần phải nắm rõ cách trả lời sao cho ghi điểm với nhà tuyển dụng.
Đây là loại câu hỏi yêu cầu ứng viên trình bày những kỹ năng và phẩm chất cá nhân và cách bạn dùng nó để xử lý công việc. Ví dụ, nhà tuyển dụng có thể đặt ra câu hỏi “Hãy kể về khoảng thời gian bạn biết cách dùng kỹ năng giao tiếp một cách có hiệu quả” hoặc “Bạn có thể kể một tình huống trước đây mà bạn đã giải quyết những bất đồng với các thành viên trong nhóm không?”
Qua đó, người phỏng vấn dự đoán xem bạn có phải là người phù hợp với vị trí ứng tuyển hay không. Nếu có rất nhiều kinh nghiệm thì bạn sẽ dễ dàng chứng minh khả năng xử lý tốt công việc trong tương lai.
Lợi thế của việc viết đơn ứng tuyển so với phỏng vấn trực tiếp là bạn có nhiều thời gian để trả lời câu hỏi cẩn thận hơn. Còn đối với câu hỏi năng lực hành vi, cách tốt nhất là viết một bài luận văn nhỏ. Điều bạn cần làm là lập dàn ý và xem xét cả về cấu trúc và nội dung câu trả lời.
Cấu trúc
Loại câu hỏi này rất khó để trả lời đúng trọng tâm vì bạn dễ bị trả lời vòng vo hoặc ngắt ý giữa chừng. Vì vậy hãy sử dụng phương pháp STAR để đảm bảo phần trả lời của bạn mạch lạc và đủ ý.
- Situation (tình huống): Xác định tình huống mà bạn đang đối mặt.
- Task (nhiệm vụ): Mô tả chi tiết nhiệm vụ mà bạn cần phải hoàn thành. Công việc này đòi hỏi bạn cần có những kỹ năng gì?
- Act (hành động): Những hành động cụ thể và lí do bạn làm thế?
- Result (kết quả): Tóm tắt kết quả cuối cùng của hành động.
Cố gắng nhấn mạnh vào phần hành động và kết quả vì chúng sẽ định hình cho câu chuyện của bạn. Suy nghĩ kỹ trong đầu, chia 20% câu trả lời cho phần tình huống và nhiệm vụ, 80% cho hai phần còn lại.
Nội dung
Sau khi xây dựng một kịch bản hoàn hảo, giờ là lúc bạn cần miêu tả chi tiết nội dung bên trong. Bạn có thể kể lại một tình huống trong thời gian bạn là thực tập sinh, đi làm thêm hay làm tình nguyện ở trường đại học.
Hãy lấy ví dụ trong khoảng thời gian 2 năm trở lại vì người phỏng vấn muốn biết cách bạn ứng dụng những kĩ năng đó gần đây như thế nào. Nếu nhà tuyển dụng yêu cầu bạn đưa ra các ví dụ khác nhau cho mỗi câu hỏi, bạn cần chứng minh mình là người nổi trội hơn hẳn so với các ứng viên thông thường.
Cố gắng trả lời ngắn gọn súc tích, tránh dùng biệt ngữ hoặc viết tắt. Bạn nên kiểm tra lỗi chính tả và ngữ pháp ít nhất hai lần, tốt hơn là nhờ một ai đó xem qua. Mặc dù loại câu hỏi này là cơ sở để nhà tuyển dụng đánh giá năng lực hành vi của bạn nhưng họ cũng muốn kiểm tra kỹ năng viết và sự nhiệt tình của bạn. Nếu mắc các lỗi về chính tả và ngữ pháp, họ sẽ cho rằng bạn không hề hứng thú và quan tâm tới vị trí tuyển dụng.
Một trong những cách trả lời dễ ăn điểm nhất là đi thẳng vào vấn đề. Nên xưng hô ở ngôi thứ nhất, dùng những động từ ở dạng chủ động để liệt kê. Ví dụ, thay vì nói “chúng tôi đã tổ chức một sự kiện,” thì bạn nên trình bày như sau “Tôi từng đảm nhận tổ chức chương trình giải trí cho một sự kiện.”
Tương tự như vậy, hãy dẫn thêm những con số cụ thể để thể hiện rõ những thành tựu nổi bật mà bạn đã đạt được. Thay vì bạn chỉ nói chung chung là, “Tôi đã thúc đẩy số lượng hội viên trong Hội câu cá, tăng nguồn thu thông qua hội phí” thì bạn nên nói cụ thể hơn, “Qua 9 tháng làm thư ký, tôi đã giúp tăng số lượng hội viên từ 10 lên 45 người, nguồn quỹ thu được từ hội phí cũng tăng lên 1000 bảng Anh.”
Cuối cùng, hãy kết thúc một cách ấn tượng để chinh phục nhà tuyển dụng. Nếu như kết quả không như trông đợi, bạn cũng đừng buồn, thay vào đó hãy cố gắng làm tốt hơn ở những cơ hội lần sau.
EmoticonEmoticon