Top 4 quy tắc ứng xử thông minh với những lời bàn tán của cấp dưới

Im lặng hay cương quyết giải quyết sẽ là lựa chọn khôn ngoan nhất khi bị cấp dưới nói xấu? Vai trò một người lãnh đạo luôn luôn là một vị trí khó khăn, và bị cấp dưới nhỏ to nhiều chuyện không hay là việc khó lòng tránh khỏi. Nhưng không phải vị sếp nào cũng biết cách dẹp tan lời dèm pha của cấp dưới một cách thông minh, khéo léo

> Đam mê không thể nuôi sống tôi qua ngày với đồng lương ít ỏi
> Với 5 bước cực đơn giản giúp bạn dễ dàng "lấy lòng" sếp
> Mẹo kích hoạt sự sáng tạo “tuôn trào” cho dân văn phòng



Nếu một ngày nào đó bạn phát hiện cấp dưới bàn tán về bạn chẳng mấy tốt đẹp, bạn sẽ làm gì? Im lặng bỏ qua hay nổi giận cho họ một bài học? Cùng xem 4 nguyên tắc dưới đây sẽ giúp bạn vừa xử lý mọi việc ổn thỏa vừa khiến cấp dưới càng “nể” bạn hơn.

Giữ bình tĩnh

Khi nghe những lời bàn tán không tốt về mình, bạn chắc chắn sẽ cảm thất khó chịu nhưng đừng vì thế mà có bất cứ hành động tiêu cực nào. Điều cần thiết lúc đó là bạn nên bình tĩnh suy nghĩ và đưa ra cách giải quyết tốt nhất. Đừng vội suy đoán hay vội quyết định khi chưa nghe hết câu chuyện, chưa thu thập đủ dữ kiện. Tất cả những điều này không chỉ giúp bạn giải quyết vấn đề bị nói xấu một cách triệt để mà còn giúp các nhân viên khác thêm nể phục bạn.

Xác thực thông tin

Công sở là một môi trường nhiều mối quan hệ, là chốn thị phi và việc nói xấu nhau giữa đồng nghiệp hay giữa cấp dưới và cấp trên luôn tồn tại. Nhưng những lời nói xấu, bàn tán đó chưa chắc đã đúng. Để tránh xảy ra những việc không đáng có, trước tiên bạn nên tìm hiểu và xác thực nguồn thông tin đó từ đâu. Sau đó, bạn hãy nhìn nhận vấn đề ở nhiều khía cạnh để xem nó có chính xác hay không. Và cuối cùng là đưa ra một giải pháp phù hợp với kết quả mà bạn đã suy ra.

Tìm hiểu nguyên nhân

Chưa xét đến mức độ đúng sai của của những lời bàn tán đó, trước hết bạn hãy tìm hiểu tại sao họ lại bàn tán về những điều đó. Và sau đó là đánh giá lại cách quản lý nhân viên của bạn, liệu những nguyên tắc bạn đang áp dụng đã hợp lý và thỏa đáng hay chưa. Dựa vào thông tin bạn đã xác thực, nếu nguyên nhân của lời bàn tán đó xuất phát từ bạn thì bạn cũng đừng nên ngần ngại nhận lỗi và sửa đổi. Vì ai cũng có khuyết điểm riêng, việc bạn nhận ra lỗi sai và thay đổi sẽ làm cấp dưới thêm tôn trọng và noi gương theo.

Giải quyết vấn đề

Tùy vào tính chất và mức độ nghiêm trọng của vấn đề mà bạn đưa ra những cách ứng xử phù hợp. 3 cách sau đây sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề dễ dàng hơn:

Im lặng là vàng

Lời khuyên cho bạn trong tất cả các trường hợp là tuyệt đối không nên tranh cãi, phân bua với những người cố tình đặt điều nói xấu. Vì điều này chỉ khiến bạn đã bị “hiểu xấu” lại càng bị “hiểu xấu” thêm và cũng gây hứng thú thêm cho họ. Với cương vị là một quản lý, việc bạn giải thích sẽ làm mất uy tín của bạn và mọi người sẽ càng “nghi ngờ” bạn. Sự im lặng, không thanh minh không khiến bạn phải thiệt thòi nếu bạn biết vận dụng đúng cách và đúng thời điểm.

Một số trường hợp khác việc im lặng, phớt lờ vấn đề không phải là một giải pháp tốt. Vì khi đó bạn chỉ làm vấn đề tạm thời lắng xuống chứ không giải quyết nó một cách triệt để. Ứng xử khéo léo để nhân viên nhận ra lỗi của họ là cách hữu hiệu nhất không làm mất hòa khí giữa mọi người mà vấn đề còn được giải quyết.

Vị tha, rộng lượng

Bạn cần có những hành động để nhân viên của bạn ngầm hiểu được rằng bạn đã biết những lời bàn tán của họ, và bạn chỉ muốn nhắc nhởnhẹ nhàng để họ nhận lỗi. Ngoài ra, bạn nên có những hành động quan tâm, giúp đỡ họ trong công việc để thay đổi suy nghĩ của họ về bạn và đó cũng là cách bạn dễ thu phục cấp dưới của mình.

Cương quyết giải quyết vấn đề

Nếu như bạn đã dùng 2 biện pháp trên để giải quyết mà cấp dưới vẫn “chứng nào tật nấy” thì điều bạn nên làm đó là dùng biện pháp mạnh hơn. Ví dụ như các hành động khiển trách trước toàn thể nhân viên hay các hình thức kỷ luật nếu cần thiết.

Vấn đề nói xấu chốn công sở không còn là vấn đề mới lạ. Với một nhà quản lý giỏi ngoài việc giỏi về chuyên môn, bạn cũng cần có những kỹ năng, nguyên tắc giải quyết vấn đề một cách khéo léo để nhân viên ngày càng yêu mến và kính trọng bạn.

Previous
Next Post »