> Phải làm gì để giúp nhân viên tăng hiệu suất làm việc
> Những cách ứng phó thông minh khi mắc sai lầm trong phỏng vấn tìm việc làm
> Giáng sinh này nên tặng quà gì cho sếp?
Thật ra trong mỗi con người, ai cũng đều có những thói quen xấu, chỉ là điều đó được bộc lộ ở mức độ như thế nào thôi. Sau đây là một số thói quen bạn sẽ vô tình mắc phải nơi công sở, bạn đã mắc phải sai lầm nào dưới đây không?
Luôn từ chối công việc gấp
Đồng nghiệp bên cạnh bận tối mắt tối mũi. Thế là bạn lên mạng xem tin tức hoặc ngồi lên kế hoạch cho đám cưới của mình. Bạn nghĩ rằng chuyện bạn có làm việc hay không chẳng ảnh hưởng đến ai. Việc này khiến hình ảnh của bạn trong mắt đồng nghiệp biến thành một kẻ thiếu suy nghĩ và vô tổ chức.
Sự lười biếng của bạn có thể ảnh hưởng tới cả tập thể công ty
Sự lười biếng, chểnh mảng của bạn còn ảnh hưởng tới không khí làm việc của cả văn phòng. Nó cũng sẽ ảnh hưởng tới uy tín, danh tiếng của bạn và tiềm năng thăng tiến công việc trong tương lai.
Cái gì cũng ghét
Bạn thấy chính sách huấn luyện mới của công ty thật vô lý, những ý kiến của đồng nghiệp nghe thật chướng tai, thậm chí, anh chàng đi ngang qua sảnh công ty cũng làm bạn ngứa mắt. Vậy thì bạn chính là một kẻ cáu kỉnh công sở chính hiệu .
Tuy nhiên, hãy tưởng tượng đến một ngày, bạn soi mói và phát hiện sai lỗi của đồng nghiệp, bạn sẽ mất uy tín, và thậm chí chẳng ai còn muốn nói chuyện với bạn.
Liên tục “tám” chuyện khi đồng nghiệp đang làm việc
Rất nhiều người trong chúng ta mắc phải lỗi này. Bạn rảnh rỗi và cứ liên tục bắt chuyện, kể lể trong khi đồng nghiệp ngồi cạnh đang bận. Anh/cô ấy muốn tập trung vào công việc chứ không phải ngồi nghe những lời lải nhải của bạn.
Nói quá nhiều sẽ làm ảnh hưởng sự tập trung của người khác
Hãy suy nghĩ lại xem có phải tần suất “tám” của bạn ở cơ quan quá nhiều so với người khác không, rút kinh nghiệm và thay đổi nhé.
Mang cuộc sống riêng tới văn phòng
Bạn đang hoàn toàn sai lầm nếu thường xuyên mang chuyện riêng của mình đến công sở. Bạn khóc lóc, la hét, cãi cọ với chồng ở cơ quan; bạn than phiền rằng bạn đang bị nấm móng chân,…
Chẳng ai muốn nghe những câu chuyện riêng tào lao ấy của bạn đâu. Hãy nhớ rằng, công sở là nơi để làm việc và bạn phải có thái độ chuyên nghiệp. Dù bạn có thân với đồng nghiệp tới đâu, cũng đừng tự nhiên thái quá.
Thái độ “nhím xù lông”
Bạn luôn luôn xù lông nhím với mọi người, tức giận và nổi nóng. Đồng nghiệp tránh bạn như tránh hủi, không muốn dây vào bạn.
Nếu cứ tiếp tục như vậy, bạn sẽ phải đơn thương độc mã giải quyết mọi vấn đề khó khăn trong công việc, và đương nhiên, khi công ty tổ chức các cuộc khảo sát nhân viên, bạn sẽ nhận được những đánh giá không hay từ phía đồng nghiệp.
Phàn nàn về người khác sau lưng họ
Khi không hài lòng về đồng nghiệp, thay vì góp ý trực tiếp, bạn lại phàn nàn sau lưng họ với người khác. Có thể bạn nghĩ như vậy là giữ ý, lịch sự, nhưng đó là phương pháp hoàn toàn sai lầm.
Hãy thử đặt mình vào trường hợp bạn nghe thấy người khác nói không hay về mình sau lưng, mặc dù đó đúng là lỗi của bạn, bạn vẫn sẽ bực bội, khó chịu. Vậy thì đừng làm điều tương tự với đồng nghiệp của mình.
Phàn nàn sau lưng đồng nghĩa bạn đang nói xấu người khác
Khi bạn góp ý chân thành, thẳng thắn với đồng nghiệp, bạn vừa bày tỏ và tìm cách gỡ rối khúc mắc, vừa có thể tìm hiểu thêm những thông tin mới.
Thế mới biết, trong môi trường công sở, công cộng khi là một cá nhân trong tập thể, bạn phải biết cách hòa mình vào tập thể, đừng cố làm duyên bằng những cách sai lầm, tưởng duyên mà lại thành… vô duyên.
EmoticonEmoticon